Xương bả vai lồi là hội chứng bẩm sinh thường gặp ở vùng cấu trúc xương vai mà cha mẹ rất dễ bỏ sót, cản trở khả năng vận động khớp vai. Nếu bệnh tiến triển nặng sẽ gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng tới chức năng vận động xương vai của trẻ. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế tối đa tác động của hội chứng này.
Liệu xương bả vai lồi có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân hay không? Bài viết này của Traulen sẽ giúp bạn hiểu hơn về hội chứng bẩm sinh kể trên và phác đồ điều trị thích hợp.
Hội chứng xương bả vai lồi
Xương bả vai lồi là hội chứng xương bả vai có nhiều đặc điểm bất thường, kèm theo hiện tượng thiểu sản xương bả vai. Theo các số liệu thống kê, bé trai có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn bé gái. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không kịp thời phát hiện vấn đề bất thường của con và cho bé đi điều trị đúng lúc.
Tình trạng xương bả vai lồi khiến bệnh nhân gặp khó khăn mỗi khi vận động khớp vai và teo cơ bả vai. Để ngăn ngừa hội chứng này xuất hiện ở trẻ, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn mang bầu. Bởi vì, bắt đầu từ tháng thứ 3 thai kỳ, xương bả vai của thai nhi dần hoàn thiện và di chuyển về đúng vị trí.

Hội chứng xương bả vai nhô cao là sự bất thường của xương bả vai thể hiện ở sự thiểu sản và vị trí xương bả vai
Dấu hiệu cảnh báo xương bả vai lồi ở trẻ nhỏ
Thông thường, chúng ta dễ dàng thấy điểm khác biệt ở xương bả vai của bệnh nhân, xương bả vai thiểu sản sẽ nhô cao hơn so với bình thường. Trong một số trường hợp, xương bả vai có thể nhô cao tới nền cổ, phần phía dưới có xu hướng xoay vào trong. Khi phát hiện trẻ có đặc điểm trên, cha mẹ nên chủ động đưa con đi kiểm tra và điều trị sớm.
Tùy vào mức độ bệnh sẽ những triệu chứng khác nhau. Đối với bệnh nhân cấp độ 1 và 2, xương bả vai không chịu quá nhiều tổn thương nên khó phát hiện xương bả vai nhô lên. Cha mẹ cần để ý thật kỹ nếu muốn kiểm tra xem xương bả vai có nhô lên bất thường hay không.

Hội chứng xương bả vai lồi thường khó nhận diện ở mức độ nhẹ
Với bệnh nhân cấp độ 3 và 4, cấu trúc xương bả vai biến dạng rõ rệt, cha mẹ dễ dàng phát hiện đặc điểm này bằng mắt thường. Bệnh nhân bị tổn thương xương bả vai vừa, nặng thường gặp khó khăn khi cử động khớp bả vai. Thậm chí, một số nhóm cơ quanh khu vực này có dấu hiệu co cơ, xơ hóa.
Yếu tố nào khiến xương bả vai lồi?
Kể từ tháng thứ 3 của thai kỳ, xương bả vai của thai nhi bắt đầu di chuyển tới lồng ngực. Trong suốt quá trình di chuyển này, nếu có sự gián đoạn nào xảy ra thì hội chứng bẩm sinh xương bả vai lồi có thể xuất hiện. Cha mẹ phải thận trọng nếu bác sĩ thông báo thai nhi gặp bất thường như: vẹo cột sống, lồng ngực mất cân đối,…
Lời khuyên dành cho thai phụ đó là đi kiểm tra, theo dõi sự phát triển của thai nhi thường xuyên. Thông qua các buổi khám, bác sĩ sẽ phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường, có hướng xử lý kịp thời để ngăn ngừa hội chứng dị tật bẩm sinh xương bả vai lên cao. Đặc biệt, chúng ta nên theo dõi sát sao sự phát triển của bé trong giai đoạn tuần thứ 9 – 12.
Xương bả vai lồi ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Khi xương bả vai lồi lên cao, cấu trúc xương sẽ có nhiều điểm bất thường, độ cong của xương đòn, xương bả vai giảm đáng kể. Đây là nguyên nhân khiến khoang bả vai xương đòn trở nên hẹp so với bình thường, gây chèn ép dây thần kinh cánh tay.
Nhìn chung, xương bả vai lồi sẽ cản trở khả năng vận động khớp vai của bệnh nhân. Đồng thời, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ co rút hoặc xơ hóa cơ nghiêm trọng, đặc biệt cơ thang là vùng chịu nhiều tổn thương nhất.
Với sự phát triển của y học ngày nay, hội chứng xương bả vai lên cao có thể giải quyết bằng nhiều phác đồ điều trị khác nhau. Điều quan trọng là bệnh nhân phát hiện được bệnh sớm, kịp thời đi điều trị.
Phương pháp điều trị xương bả vai lồi
Người mắc chứng xương bả vai lồi thường cảm thấy tự ti vì xương bả vai có cấu tạo bất thường. Tốt nhất, bệnh nhân nên chủ động đi khám và điều trị để phục hồi khả năng vận động khớp bả vai và lấy lại sự tự tin cho bản thân.
Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh chụp X – quang để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đây là cơ sở để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp đối với từng bệnh nhân có xương bả vai bị lồi.

Điều trị không phẫu thuật xương bả vai lồi bằng các bài tập phục hồi chức năng giúp duy trì biên độ và sức mạnh khối cơ
Hiện nay, hai phương án điều trị xương bả vai lên cao là: điều trị không xâm lấn và phẫu thuật. Tùy vào mục đích, nhu cầu của từng gia đình, bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị thích hợp nhất.
Đối với bệnh nhân cấp độ 1, 2, điều trị không xâm lấn sẽ được ưu tiên áp dụng. Trẻ được hướng dẫn thực hiện bài tập phục hồi chức năng. Sau một thời gian kiên trì, sức mạnh cơ vai sẽ được cải thiện đáng kể, đồng thời biên độ của cơ vai cũng được duy trì ổn định.
Nếu như xương bả vai bị lồi quá cao, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới khả năng vận động của trẻ, cha mẹ nên cân nhắc phương án phẫu thuật. Ca phẫu thuật thành công sẽ giải quyết vấn đề thẩm mỹ, đồng thời hỗ trợ phục hồi khả năng vận động xương bả vai cho trẻ.
Nếu có ý định phẫu thuật, cha mẹ nên cho con thực hiện khi bé trong độ tuổi từ 6 – 8. Một số trường hợp trẻ phẫu thuật chỉnh hình muộn và kết quả không đạt như kỳ vọng. Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh nên cho bé điều trị sớm.