Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp điều trị thoái hoá bằng y học cổ truyền giúp giảm các cơn đau nhanh chóng và hiệu quả. Người bệnh có thể kết hợp phương pháp này cùng phác đồ điều trị y khoa khác để có thể giúp bệnh nhanh khỏi và hiệu quả lâu dài.
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh về cơ xương khớp, do đó khi thực hiện xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt cần lưu ý để hạn chế những biến chứng tiềm ẩn như teo cơ, liệt tứ chi. Bài viết dưới đây của Traulen sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ và những lưu ý.
Thoái hoá đốt sống cổ là gì?
Thoái hoá đốt sống cổ là quá trình thoái hoá của các đĩa đệm đốt sống, các tổ chức sụn, mô tổ chức tại đốt sống. Thoái hoá đốt sống cổ gây ra hiện tượng dày xương dưới sụn, gai xương, hẹp khe khớp, viêm các tổ chức lân cận. Chính những hiện tượng này làm xuất hiện tình trạng đau nhức, hạn chế cử động đốt sống cổ.
Thoái hoá đốt sống cổ là kết quả của quá trình lão hoá có tính quy luật của tự nhiên, lúc con người đến độ tuổi nhất định (thường từ 45 tuổi). Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại quá trình lão hoá không chỉ phụ thuộc vào độ tuổi, mà còn có nhiều yếu tố như làm việc sai tư thế, thói quen sinh hoạt không khoa học, ăn uống thiếu dưỡng chất.
Theo góc nhìn Đông y, thoái hoá đốt sống cổ phụ thuộc vào chứng tý (như các chứng đau ở nhục, cốt, bì như đau lưng, đau vai gáy, đau dây thần kinh tọa… Nguyên nhân chủ yếu là do khí huyết kém (ăn uống không điều độ), suy nhược cơ thể (bệnh lâu ngày ảnh hưởng nội tạng) và chấn thương.
>>> Xem thêm: Cơ chế của thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não

Thoái hoá đốt sống cổ là sự thoái hoá của các đĩa đệm đốt sống, tổ chức sụn, các mô tổ chức tại đốt sống
Biểu hiện thoái hoá đốt sống cổ cần chú trọng
Thoái hoá đốt sống cổ có các biểu hiện như sau:
- Đau có tính chất cơ học (đau gia tăng khi vận động, thuyên giảm khi nghỉ ngơi)
- Đau nhức tê mỏi tại vùng đốt sống cổ sau đó lan xuống gáy, cánh tay
- Co thắt các cơ bắp tại vùng cổ
- Hạn chế cử động vùng cổ
- Đau gia tăng khi biến đổi thời tiết, khí hậu lạnh, khô
- Đốt sống có thể gù vẹo, biến dạng
Ngoài ra, chụp X-quang cho thấy hình ảnh hẹp khe khớp, gai xương dưới sụn và gai đốt sống cổ.
Các kỹ thuật bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ
Bấm huyệt để giảm đau cổ vai gáy đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ thuật trị liệu khác nhau như xoa, ấn, day các huyệt đạo:
- Xoa kéo: Nhằm mục đích kích thích nhẹ vào da và các mô bên dưới da giúp làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu.
- Day miết: Dùng ngón tay tác động trực tiếp lên các huyệt vùng cổ, vai, gáy kích thích mạch máu, dây thần kinh, gân, dây chằng, giúp tăng khối lượng cơ, hạn chế teo cơ cho người bị đau cổ vai gáy mãn tính do thoái hóa đốt sống cổ.
- Nhấn vào cơ: Việc nhấn vào huyệt đạo tác động lên mạch máu, khối cơ vùng cổ, vai, cổ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhức và hạn chế co thắt cơ quá mức.
Bác sĩ y học cổ truyền khẳng định, bấm huyệt có tác dụng làm giảm nhanh chứng thoái hóa đốt sống cổ nếu được thực hiện kỹ thuật chính xác.

Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt giúp thông huyết mạch để trị thoái hóa đốt sống cổ
Lưu ý khi bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ
Liệu pháp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ có tác dụng tốt trong việc giảm đau và cải thiện tuần hoàn máu. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân không có hiệu quả lắm, có thể do xác định sai huyệt đạo hoặc thực hiện sai cách. Một số điều cần lưu ý là:
- Khi bấm huyệt nên thực hiện đúng, chính xác các huyệt đạo. Bạn phải ấn vuông góc vào huyệt đạo để tạo ra lực ấn mạnh.
- Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ chỉ là liệu pháp hỗ trợ điều trị nhưng không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị như dùng thuốc hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
- Quá trình bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ cần có thời gian, phải thực hiện liên tục trong vòng 1 – 2 tháng mới thấy được kết quả rõ rệt.
- Khi bấm huyệt cần thực hiện lực vừa phải, tránh dùng lực quá mạnh gây bầm tím da và tổn thương các mô mềm, các bộ phận liên quan đến vùng tổn thương.
- Bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên nên kiểm tra mật độ xương trước khi bấm huyệt, tránh bấm huyệt khi mắc bệnh loãng xương.
- Cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Tránh các cử động làm tăng áp lực lên cổ như uốn cong cổ, ngủ sai tư thế và mang vật nặng trên vai.
Các biện pháp khác điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Điều trị thoái hoá đốt sống cổ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bệnh. Mục tiêu của điều trị là giảm đau đớn, giúp khôi phục sự hoạt động tốt và ngăn ngừa tổn thương cho tủy sống và dây thần kinh.
Điều trị nội khoa
- Thuốc tiêu viêm, giảm đau không steroid (NSAID): Phụ thuộc vào tình trạng thể chất người bệnh và các triệu chứng kèm theo cụ thể.
- Corticosteroid: liệu trình ngắn của thuốc uống tiên dược có thể giúp giảm đau. Nếu triệu chứng đau nghiêm trọng, phương pháp tiêm Corticosteroid có thể cần thiết.
- Thuốc giãn cơ: một số loại thuốc như cyclobenzaprine có thể giúp giảm co cơ từ đó giúp giảm đau.
- Thuốc chống động kinh: Một số loại thuốc chống động kinh như gabapentin (Thần kinh, Horizant) và pregabalin (Lyrica), có thể giúp giảm cơn đau của dây thần kinh bị tổn thương.
- Thuốc chống trầm cảm. Một số loại thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh là giúp giảm đau nhức cổ do thoái hoá đốt sống cổ.
Vật lý trị liệu
Thông qua các bài tập để giúp củng cố và tăng cường sức mạnh cơ bắp ở cổ và vai. Đặc biệt với các phương pháp như máy kéo giãn, massage vùng, điện phân dẫn thuốc sẽ giúp làm giảm tình trạng đau nhức nhanh chóng.
Phẫu thuật
Nếu điều trị trên thất bại hoặc xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh, người bệnh cần phẫu thuật nhằm giải tỏa sự chèn ép, nhường chỗ cho tuỷ sống và rễ thần kinh.
Nếu thực hiện bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ cần thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, được cấp phép hành nghề, nhằm đảm bảo quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả. Ngoài ra, khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thoái hoá cột sống cổ, người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, giúp điều trị nhanh chóng và hiệu quả.