Vôi hoá cột sống là tình trạng các cơ xương khớp, cột sống bị lão hoá, gây ra những cơn đau và sự khó chịu tại cột sống. Bệnh thường dai dẳng và ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến người bệnh giảm khả năng vận động.
Vôi hoá cột sống thường lành tính, nhưng bệnh có xảy ra biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nếu người bệnh chủ quan với các dấu hiệu ban đầu.
Vậy cụ thể vôi hoá cột sống là như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến bệnh vôi hoá cột sống? Triệu chứng và cách điều trị vôi hoá cột sống? Tất cả sẽ được TRAULEN giải đáp qua bài viết bên dưới nhé!
Vôi hoá cột sống là gì?
Khi cơ thể bắt đầu bước vào giai đoạn lão hoá, một số cơ quan sẽ bắt đầu bị suy giảm chức năng, suy yếu và già hoá. Một trong những dấu hiệu phổ biến là hiện tượng vôi hoá cột sống, thường gặp ở người có độ tuổi trung niên và người già. Vôi hóa cột sống là tình trạng canxi lắng đọng tại các dây chằng bám vào các đốt sống hay các mỏm gai và mỏm ngang của cột sống, gây ra những cơn đau lưng, cứng khớp, tê bì chân tay cho người bệnh.
Đa số người bệnh vôi hoá cột sống thường là người lớn tuổi, cơ thể bị lão hoá suy yếu, tuy nhiên vẫn có trường hợp người trẻ tuổi mắc bệnh này từ sớm. Nguyên nhân là do biến chứng của các căn bệnh khác ảnh hưởng đến cột sống như:
- Hẹp ống sống hoặc hẹp cột sống thắt lưng
- Thoát vị đĩa đệm hoặc trượt đĩa đệm
- Viêm xương khớp
- Chấn thương cột sống do tai nạn
Nguyên nhân gây vôi hoá cột sống
- Quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể, thường xảy ra những những người thuộc độ tuổi trung niên, người lớn tuổi, cơ thể bắt đầu lão hoá, suy giảm chức năng.
- Biến chứng từ chấn thương do thoát vị đĩa đệm hoặc trượt đĩa đệm.
- Do quá trình trao đổi chất giảm, thoái hóa các tế bào, xương không được cung cấp đủ dưỡng chất và oxy để nuôi dưỡng, từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống
- Đối với người trẻ tuổi cũng có thể bị vôi hoá cột sống do làm việc môi trường nặng nhọc, chèn ép cột sống, tủy sống trong thời gian dài, hoặc người ít vận động, ngồi một chỗ cũng có khả năng bị vôi hóa sớm.

Vôi hóa cột sống là hiện tượng các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống bị lắng tụ calci
Ai là người có nguy cơ bị vôi hoá cột sống cao nhất?
- Những người lớn tuổi
- Người bị suy dinh dưỡng
- Người bị béo phì
- Người ít vận động
- Người vận động nặng nhọc, cường độ lao động cao
Triệu chứng của bệnh vôi hoá cột sống
- Gây đau cột sống: Đau cột sống là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh vôi hoá cột sống, gây ra tình trạng căng cứng ở vùng lưng thấp, co thắt cơ, khó đứng thẳng, mất hẳn một số chức năng vận động như nhón gót, đi bằng gót chân, hạn chế phạm vi chuyển động.
- Rối loạn cảm giác: Gây ra cảm giác tê bì tay chân, viêm gân, bong gân dây chằng, viêm biểu mô, thoái hóa đĩa đệm, biến dạng đĩa đệm, cảm giác kiến bò khắp tay hoặc chân, nóng rát bàn tay và bàn chân.
- Một số triệu chứng khác như: Mất cảm giác vùng lưng, biến dạng cột sống, suy giảm sức khoẻ, chấn thương dây thần kinh.
- Các triệu chứng nặng hơn khi thay đổi thời tiết, vận động quá sức…
Các phương pháp điều trị vôi hóa cột sống
- Điều trị bằng phẫu thuật: Thông thường, người bị vôi hoá cột sống không cần phẫu thuật vì tính rủi ro cao. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi các triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan khác.
- Điều trị bằng thuốc: Sử dụng các loại thuốc làm chậm quá trình thoái hoá, thuốc chống viêm, giảm đau làm giảm triệu chứng đau tại cột sống.
Điều trị không dùng thuốc: Vật lý trị liệu như xoa bóp, siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu (chiếu đèn hồng ngoại, đắp nến..)… Ngoài ra các biện pháp y học cổ truyền cũng rất hiệu quả trong việc điều trị tình trạng này như bấm huyệt, châm cứu có tác dụng giảm đau, giảm viêm tại cột sống. - Điều trị tại nhà: Người bệnh có thể thực hiện một số bài tập tại nhà như: Điều chỉnh tư thế, nằm ngửa giảm áp lực lên cột sống, vận động vừa phải, nghỉ ngơi đầy đủ để cột sống có thời gian phục hồi.
Những lưu ý khi điều trị vôi hoá cột sống
- Cẩn trọng khi sử dụng thuốc điều trị vôi hoá cột sống: Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ như đau dạ dày, tá tràng, người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
- Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, kết hợp với một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.- Thay đổi thói quen xấu, tập luyện các tư thế đứng, di chuyển, nằm khoa học, tránh chèn ép quá nhiều vào cột sống.
- Tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột, sai tư thế.
- Vận động thường xuyên, tập luyện các môn thể thao vừa sức như bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga, dưỡng sinh…
- Theo dõi quá trình phục hồi bệnh, báo lại cho bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường.

Các động tác tập luyện yoga rất có ích cho người bệnh vôi hóa cột sống
Làm gì để phòng ngừa vôi hoá cột sống?
Nguyên nhân chính gây vôi hoá cột sống thường là do quá trình lão hoá, đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể nên không thể phòng ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm chậm quá trình vôi hoá cột sống bằng việc thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày như:
- Hoạt động ở đúng tư thế
- Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp.
- Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu
- Hạn chế mang vác nặng quá nhiều.
- Tránh thực hiện các hoạt động đột ngột, sai tư thế
- Thường xuyên luyện tập thể thao để duy trình sức khỏe và tính linh hoạt của cơ xương khớp
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dị dạng cột sống và có biện pháp điều trị thích hợp.