Viêm khớp phản ứng là bệnh lý viêm khớp liên quan đến tình trạng viêm niệu đạo, viêm kết mạc, viêm cổ tử cung và các tổn thương da. Bệnh thường gặp ở độ tuổi lao động, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có nhiều nguy cơ ảnh hưởng khả năng lao động của người bệnh.
Bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi lao động vào khoảng 20 – 40 tuổi, đa phần là nam giới, hiếm gặp ở trẻ em và người cao tuổi. Đây là độ tuổi cần lao động nhiều, do vậy nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sinh hoạt và làm việc.Ở một số người bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện đột ngột và kéo dài, cuối cùng sẽ biến mất sau 12 tháng.
Những kiến thức cơ bản về viêm khớp phản ứng dưới đây sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phòng ngừa và đối phó với bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết của Traulen về bệnh viêm khớp phản ứng.
Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp phản ứng
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm khớp phản ứng được xác định là do các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, tiêu hóa và cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, hơn 20% trường hợp không tìm được nguyên nhân gây bệnh.
Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh, gồm:
Yếu tố giới tính
Số liệu thống kê cho thấy, viêm khớp phản ứng thường gặp ở độ tuổi 20 – 40 tuổi, đặc biệt là ở nam giới. Mặc dù cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh do nhiễm trùng qua đường ăn uống, hoặc đường tình dục nhưng xác suất mắc bệnh ở nữ giới thấp hơn, và các triệu chứng bệnh ở nữ giới thường nhẹ hơn so với nam giới.
Yếu tố di truyền
Nhiều trường hợp ghi nhận bệnh nhân mắc bệnh có một phân tử chung ở bề mặt của các tế bào được kế thừa, nghĩa là có dấu hiệu được di truyền từ thế hệ trước. Việc sở hữu những phân tử này không đồng nghĩa với việc 100% bệnh nhân sẽ mắc bệnh, tuy nhiên nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nếu bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với các virus, vi khuẩn gây bệnh.
Triệu chứng của viêm khớp phản ứng
Viêm khớp phản ứng có thể có những biểu hiện từ viêm khớp thoáng qua đến nặng, gây tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Đầu tiên, người bệnh có thể có những triệu chứng và dấu hiệu như sốt, mệt mỏi và giảm cân mà không rõ lý do. Tiếp theo sẽ có những cơn đau nhức ở xương khớp, đặc biệt là đầu gối, bàn chân, mắt cá chân và hông, mức độ khác nhau tùy tiến triển của bệnh.
Bệnh viêm khớp phản ứng có các dấu hiệu, triệu chứng thường bắt đầu từ 1-3 tuần sau khi cơ thể bị nhiễm trùng với các triệu chứng như sau:
- Đau và cứng khớp: các hiện tượng đau khớp liên quan với viêm khớp thường xảy ra nhất ở đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, cũng có thể bị đau ở gót chân, lưng hoặc mông.
- Nhiều trường hợp bị mắc bệnh viêm khớp phản ứng cũng có thể bị viêm mắt, đỏ, ngứa và nóng mắt.
- Bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng có thể bị tăng tần suất và có cảm giác khó chịu khi đi tiểu với các biểu hiện nóng bức, cảm giác chậm chích khi tiểu tiện, tiểu mủ vô khuẩn ở bệnh nhân nam (dương vật chảy ra chất không phải nước tiểu và không chứa vi khuẩn). Các biểu hiện viêm đường tiết niệu.
- Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị sưng phồng ngón chân hoặc ngón tay.
- Ngoài ra, có thể có các triệu chứng khác như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ, cứng khớp , đau gót chân, đau thắt lưng, lở miệng và lưỡi nhưng không đau, nổi mụn nhọt ở đầu dương vật và phát ban ở lòng bàn chân.
- Đau và cứng khớp: các hiện tượng đau khớp liên quan với viêm khớp thường xảy ra nhất ở đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, cũng có thể bị đau ở gót chân, lưng hoặc mông.
- Nhiều trường hợp bị mắc bệnh viêm khớp phản ứng cũng có thể bị viêm mắt, đỏ, ngứa và nóng mắt.
- Bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng có thể bị tăng tần suất và có cảm giác khó chịu khi đi tiểu với các biểu hiện nóng bức, cảm giác chậm chích khi tiểu tiện, tiểu mủ vô khuẩn ở bệnh nhân nam (dương vật chảy ra chất không phải nước tiểu và không chứa vi khuẩn). Các biểu hiện viêm đường tiết niệu.
- Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị sưng phồng ngón chân hoặc ngón tay.
- Ngoài ra, có thể có các triệu chứng khác như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ, cứng khớp , đau gót chân, đau thắt lưng, lở miệng và lưỡi nhưng không đau, nổi mụn nhọt ở đầu dương vật và phát ban ở lòng bàn chân.

Khớp bị viêm khớp phản ứng sẽ sưng, nóng, đỏ, đau
Ngoài ra, bệnh viêm khớp phản ứng ở trẻ em với biểu hiện sau khi trẻ chạy nhảy, vận động nhiều bị mỏi, vận động, di chuyển gặp nhiều khó khăn.
Biểu hiện ở cơ xương khớp
Đây là triệu chứng đặc trưng và điển hình nhất, người bệnh có thể bị viêm gân ở những vị trí bám gân như viêm gân chân, viêm gân achilles, viêm màng xương ngón…
Tổn thương ở mắt
Ở giai đoạn đầu, bệnh gây những cơn đau thoáng qua, tương đối nhẹ. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển sang các giai đoạn sau gây loét các bề mặt ở niêm mạc lưỡi, miệng và ở cơ quan sinh dục (dương vật, âm đạo). Một số trường hợp xuất hiện mụn nước ở lòng bàn tay và bàn chân ở vùng xung quanh móng (tương tự như bệnh vảy nến ở thể mủ), sau đó sừng hóa và tạo vảy.
Viêm niệu đạo
Triệu chứng này có thể xuất hiện từ 7-14 ngày sau quan hệ tình dục, cùng lúc với các triệu chứng sốt nhẹ và viêm khớp. Ở nam giới, triệu chứng viêm niệu đạo ít đau, hiện tượng chảy mủ cũng ít hơn so với tình trạng viêm niệu đạo trong lậu. Ở nữ giới, triệu chứng của viêm niệu đạo thoáng qua hoặc không có triệu chứng.
Viêm kết mạc
Người bệnh gặp tình trạng đỏ và đau vùng mắt, chảy nước mắt thường xuyên. Một số người bệnh có thể sợ ánh sáng.
Phương pháp điều trị viêm khớp phản ứng
Mục tiêu chính của việc điều trị viêm khớp phản ứng là quản lý tốt các triệu chứng bệnh, kiểm soát hiệu quả các bệnh nhiễm trùng ở bệnh nhân tiềm ẩn tác nhân gây bệnh.
Điều trị bằng thuốc
Thông qua quá trình thăm khám và chẩn đoán, dựa trên tình trạng và mức độ tổn thương ở mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định đơn thuốc phù hợp. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nhằm loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh còn tồn tại trong cơ thể (kháng sinh này sẽ phụ thuộc vào loại vi khuẩn có trong cơ thể).
Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Có tác dụng giảm các triệu chứng đau và viêm do bệnh.
- Corticosteroid: Có tác dụng ngăn chặn việc viêm khớp xương, giảm các triệu chứng viêm và giúp cơ xương khớp hoạt động bình thường.
- Khi tiến triển thành Viêm khớp mạn tính, có thể cần điều trị các thuốc DMARDs kinh điển như Methotrexate, Sulfasalazine…
Khuyến cáo: Bệnh nhân chỉ nên sử dụng đúng thuốc và đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định, tránh những tác dụng phụ cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng của việc dùng sai thuốc.
Tập vật lý trị liệu
Tập thể dục thể thao được chứng minh là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện chức năng, tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ xương khớp. Khuyến cáo bệnh nhân tập luyện những bài tập theo chỉ định của bác sĩ, tránh tập quá sức có thể gây ảnh hưởng xấu đến những vùng cơ xương khớp còn yếu.

Tập thể dục thường xuyên hoặc luyện cơ xương khớp bằng các bài tập vật lý là liệu pháp tốt cải thiện viêm khớp phản ứng
Phòng ngừa viêm khớp phản ứng bằng cách nào?
Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh, tuy không thể thay đổi cấu trúc gen nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Đảm bảo lưu trữ, bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp, ăn uống theo tiêu chí “ăn chín uống sôi”. Việc này có thể giúp ngăn ngừa được các tác nhân gây bệnh lây nhiễm qua đường ăn uống như Salmonella, Shigella, Yersinia và Campylobacter.
Bên cạnh đó, người bệnh viêm khớp phản ứng cần lưu ý:
- Thực hiện thăm khám định kỳ đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, tăng sức mạnh và dẻo dai của cơ xương khớp.
- Tắm nước nóng để tránh hiện tượng co cứng, sưng và đau do bệnh.
- Quan hệ tình dục an toàn, tránh bệnh lây qua đường tình dục.
- Duy trì điều trị và tái khám theo chỉ định của bác sĩ;
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để giữ khớp không bị co cứng;
- Sử dụng miếng dán nóng hoặc tắm nước nóng để giảm hiện tượng co cứng, đau và giảm sưng;
- Duy trì tư thế ngồi, đứng và ngủ đúng cách;
- Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như: sử dụng bao cao su để tránh lây lan bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục
Chăm sóc người bệnh viêm khớp phản ứng
Lưu ý quan trọng trong kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm khớp phản ứng nói riêng và viêm khớp nói chung là chú ý đến thể trạng bệnh nhân, đảm bảo các công tác chăm sóc phục hồi sức khỏe tốt nhất, tăng cường chức năng vận động, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
- Các lưu ý trong chăm sóc người bệnh gồm:
- Để bệnh nhân được nghỉ ngơi một cách tốt nhất, tránh tiếng ồn ảnh hưởng.
- Cho bệnh nhân nằm nghỉ thoải mái, tránh các tư thế ảnh hưởng hoặc gây biến dạng khớp.
- Hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập nâng cao sức khỏe, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của cơ xương khớp.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho bệnh nhân, nhất là những thực phẩm tốt cho xương khớp.
- Nhắc nhở bệnh nhân thực hiện đúng và đủ các chỉ định điều trị của bác sĩ.
- Theo dõi các triệu chứng ở bệnh nhân, đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường, có phương án xử trí kịp thời.
Viêm khớp phản ứng kiêng gì?
Để điều trị viêm khớp phản ứng đem lại hiệu quả tốt nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, ngoài chỉ định dùng thuốc hoặc vật lý trị liệu của bác sĩ, bệnh nhân cần chú ý một số điều kiêng kỵ sau:
- Không sử dụng nội tạng động vật, ăn những món ăn chứa nhiều muối vì chứa nhiều photpho khiến xương bị tổn thương thêm suy yếu.
- Không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ như chiên, rán vì có thể gây phản ứng viêm.
- Không uống rượu bia và các loại đồ uống có cồn.
- Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như lươn, trạch…