Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp tự miễn mãn tính, trong đó tổn thương chính bắt đầu tại màng hoạt dịch của khớp. Bệnh gây đau và sưng tấy, ăn dần vào xương và dẫn đến biến dạng khớp. Nếu người bệnh không được điều trị chủ quan thì nguy cơ tàn tật là rất cao.
Do đó, hãy cùng Traulen tìm hiểu về các biến chứng của căn bệnh viêm khớp dạng thấp để biết cách phòng tránh và điều trị nhé
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Đây là bệnh lý phổ biến nhiều ở nữ so với nam, thường ở độ tuổi trung niên, đi kèm với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng rõ ràng.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh xảy ra do rối loạn tự miễn dịch trong cơ thể, khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào mô cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng trực tiếp đến sụn khớp, gây sưng đau và nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến thoái hoá xương, biến dạng khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt đời thường.

Cần phát hiện và điều trị bệnh sớm để ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh
Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp cần nhận biết ngay
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp cơ năng
- Đau, sưng khớp có tính chất âm ỉ, lan toả đặc biệt là ở các khớp nhỏ và nhỡ. Thường đau sưng khớp kéo dài suốt ngày, nặng hơn về đêm và buổi sáng, hầu như không đỡ đau.
- Cứng khớp vào buổi sáng có thể kéo dài hơn 1 giờ.
- Mệt mỏi, suy nhược do viêm khớp có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân có thể không sốt hoặc sốt cao suốt giai đoạn diễn tiến bệnh.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp thực thể tại khớp
- Sưng đau, nóng đỏ ở các khớp: Do sưng khớp hoặc tràn dịch khớp, viêm khớp nặng. Các khớp viêm thường gặp gồm: cổ tay, bàn ngón tay, ngón út, cổ chân, vai, hông, đầu gối, khuỷu, khớp nhỏ cẳng chân.
- Viêm đốt sống thắt lưng: Xuất hiện bán trật khớp lệch trục gây chèn ép tủy cổ.
- Dính và biến dạng các khớp viêm bởi tổn thương phá huỷ khớp, gân, dây chằng từ đó gây bán trật khớp, tàn phế. Các kiểu biến dạng hay gặp gồm có: bàn tay gió thổi, ngón tay người thợ bị khuyết, ngón tay hình cổ cò, cổ tay hình lưng lạc đà, hội chứng đường hầm cổ tay…
Nguy cơ biến chứng do viêm khớp dạng thấp
Loãng xương
Bản thân bệnh lý nguy hiểm này, kết hợp với một vài loại thuốc được dùng để chữa bệnh, có thể làm gia tăng nguy cơ loãng xương – tình trạng suy yếu xương và làm xương trở nên giòn, dễ gãy.

Bệnh loãng xương là một trong số các bệnh xương khớp thường gặp do viêm khớp dạng thấp gây ra
Hình thành những khối mô cứng
Những khối mô cứng ở các vị trí khớp chịu áp lực cao, ví dụ như khuỷu tay. Không chỉ thế, những nốt sần cũng có thể hình thành ở bất cứ nơi đâu trên cơ thể, bao gồm phổi.
Khô mắt và miệng
Bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị hội chứng Sjogren – rối loạn làm giảm độ ẩm trong mắt và miệng.
Nhiễm trùng
Bản thân căn bệnh này và nhiều loại kháng sinh khác dùng trong điều trị có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Hội chứng ống cổ tay
Nếu tình trạng viêm ảnh hưởng đến bàn tay gây chèn ép thần kinh ở bàn tay và ngón có thể gây ra hội chứng ống cổ tay.
Bệnh tim mạch
Bệnh làm tăng khả năng gây hẹp và tắc nghẽn của động mạch vành cũng như viêm màng bao quanh tim.
Bệnh phổi
Những người bị bệnh RA có khả năng bị viêm và sẹo mô phổi, dẫn đến khó thở.
Ung thư hạch
Người bệnh RA có nguy cơ cao mắc ung thư hạch – một nhóm ung thư máu phát triển trong hạch bạch huyết.
>>> Xem thêm: 7 biến chứng viêm khớp dạng thấp nguy hiểm thường gặp
Cách điều trị viêm khớp dạng thấp
Phương pháp điều trị nội khoa
Các loại thuốc có tác dụng giảm đau và cứng khớp bao gồm:
- Thuốc giảm đau kháng viêm như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen
- Corticosteroid như prednisone
- Thuốc chống thấp khớp theo bệnh
- Thuốc chống viêm không Steroid NSAID
- Thuốc giảm đau gây nghiện
- DMARD can thiệp hoặc ngăn chặn sự tấn công của hệ thống miễn dịch vào khớp.
Trong trường hợp hai nhóm thuốc trên không cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng các liệu pháp thuốc sinh học.
Điều trị bằng phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật có thể được xem xét áp dụng nếu người bệnh không đáp ứng điều trị tốt với thuốc để phục hồi chức năng khớp, giảm đau nhức hiệu quả.
Ngoài 2 phương pháp chính, bệnh nhân còn được hướng dẫn dùng cụ hỗ trợ vận động để giảm giảm gánh nặng lên khớp, tập các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng xương khớp, tập luyện vận động để phòng chống co rút gân, teo cơ, thoái hoá khớp.
Cách phòng tránh viêm khớp dạng thấp
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn 1,3 – 2,4 lần, đồng thời, khiến các triệu chứng của bệnh tiến triển nhanh hơn.
Duy trì cân nặng hợp lý
- Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây trong thực đơn. Ưu tiên protein từ cá, gà thay vì ăn nhiều thịt đỏ. Tránh thức ăn nhiều đường, muối và chất béo không tốt.
- Tập thể dục đều đặn: Kết hợp song song các bài tập sức mạnh với những bài tập nhẹ nhàng để làm giảm đáng kể sự mất xương – một biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh viêm khớp dạng thấp, đồng thời giúp giảm đau và cứng khớp. Bạn lưu ý tránh các bài tập có tác động mạnh trong giai đoạn bùng phát những cơn đau khớp dữ dội để hạn chế bệnh tiến triển trầm trọng hơn.
Hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm
Tiếp xúc với một số chất ô nhiễm môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì thế, bạn hãy tránh xa amiăng và silica. Nếu môi trường làm việc bắt buộc bạn tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm này, hãy mặc đồ bảo hộ.
Khám và điều trị kịp thời
Khi có bất kỳ triệu chứng nào của viêm khớp dạng thấp, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm và tích cực sẽ giúp trì hoãn các tác dụng phụ của viêm khớp dạng thấp, cũng như giảm nguy cơ phát triển những tổn thương khớp nghiêm trọng sau này.