Ăn nhiều chất xơ giúp bạn no lâu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngoài ra chất xơ còn ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp, thoái hóa khớp, đặc biệt là viêm khớp mạn tính.
Áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ giúp cải thiện triệu chứng viêm – một yếu tố quan trọng trong nhiều dạng viêm khớp. Người bệnh viêm khớp mãn tính nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như: rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
Cùng TRAULEN tìm hiểu về vai trò của chất xơ trong việc điều trị và phòng ngừa viêm khớp mãn tính qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về bệnh viêm khớp mãn tính
Viêm khớp mạn tính là một trong các bệnh xương khớp thường gặp nhất, có thể xảy ra tại bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, thường thấy nhất ở đầu gối, hông, lưng và cổ. Những người cao tuổi, béo phì, cơ bắp yếu hay có các tổn thương xương khớp trước đó sẽ có nguy cơ cao bị viêm khớp mãn tính nhất.
Vai trò của chất xơ đối với sức khỏe
Chất xơ chia làm 2 loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
Chất xơ hòa tan làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và cũng có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu. Nguồn chất xơ hòa tan có trong các loại thực phẩm như quả hạch, hạt, đậu, đậu lăng, cám yến mạch và lúa mạch…
Chất xơ không hòa tan giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và bổ sung khối lượng lớn cho phân, giúp ngăn ngừa táo bón. Chất xơ không hòa tan có trong: rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và cám lúa mì.
Công dụng của chất xơ trong việc điều trị viêm khớp mãn tính
Chế độ ăn nhiều chất xơ có mức protein CRP trong máu thấp, đây được xem là một dấu hiệu của chứng viêm khớp mãn tính có liên quan đến các bệnh như viêm khớp dạng thấp , bệnh tim và đái tháo đường…
Chất xơ còn hỗ trợ giảm viêm bằng cách giảm trọng lượng cơ thể, cung cấp nguồn vi khuẩn có lợi dồi dào sống trong ruột, sau đó giải phóng các chất giúp giảm mức độ viêm nhiễm trên toàn cơ thể.

Chế độ ăn giàu chất xơ giúp tái tạo, duy trì mô xương và hạn chế tình trạng viêm khớp mãn tính
Xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ để ngăn ngừa và điều trị viêm khớp mãn tính
Hiện vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh viêm khớp mãn tính tận gốc, nhưng có nhiều cách giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị như tập thể dục nhẹ nhàng, chế độ ăn khoa học, sinh hoạt điều độ, lành mạnh…
Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ cũng có tác dụng chống viêm và giảm thiểu các nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp mãn tính.
Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ như: rau và trái cây (đậu, bông cải xanh, bắp cải, cần tây, nấm; các loại quả mọng, quả bơ, cam, táo, đu đủ…); các loại ngũ cốc nguyên hạt (bột mì nguyên cám, bột yến mạch, bột ngô nguyên hạt, gạo lứt…)

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ giúp chống lại tình trạng viêm và tăng cường sức khỏe xương, góp phần đẩy lùi căn bệnh viêm khớp mãn tính
Trong đó, các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn dinh dưỡng dồi dào chất xơ nhất giúp liên kết các axit béo như LDL cholesterol và mang chúng ra khỏi cơ thể, hạn chế nguy cơ tắc nghẽn động mạch và dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Ăn ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2, tăng huyết áp và bệnh tim. Chúng cũng là nguồn thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong hệ vi sinh vật đường ruột giúp giảm viêm trong cơ thể.
Đối với những người trước đó có chế độ ăn thường không có chất xơ nếu ăn nhiều một lúc có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đầy hơi và chướng bụng. Vì vậy, nên tăng lượng chất xơ từ từ để cơ thể thích nghi dần.
Ngoài ra, người bị viêm khớp mãn tính có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ khác để thay thế. Cần lưu ý uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày đối với người trưởng thành để hòa tan chất xơ trong cơ thể.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh nên áp dụng những cách tự nhiên để kiểm soát triệu chứng viêm khớp mãn tính như:
+ Giảm cân: Thừa cân có thể gây thêm áp lực lên các khớp xương, cho nên giảm cân sẽ giúp cải thiện khả năng vận động, giảm đau và ngăn khớp xương tổn thương nặng thêm.
+ Năng vận động: Tập thể dục giúp khớp xương duy trì độ linh hoạt. Lưu ý là chỉ nên thực hiện các bài tập cường độ nhẹ như thể dục nhịp điệu dưới nước hoặc bơi lội, vì vận động mạnh có thể gây tổn thương khớp.
+ Áp dụng liệu pháp “nóng và lạnh”: Nếu muốn giảm đau nhanh, bạn có thể tắm nước nóng (đặc biệt vào buổi sáng) để làm giãn khớp xương. Giữ ấm các khớp vào ban đêm cũng giúp giảm độ cứng của khớp. Trong khi đó, chườm lạnh tại những khớp bị ảnh hưởng cũng giúp giảm đau hiệu quả.
+ Châm cứu: Phương pháp này có tác dụng điều tiết năng lượng và khôi phục trạng thái cân bằng trong cơ thể cũng như giảm đau khớp.
+ Thiền: Tập thiền có lợi cho bệnh nhân viêm khớp nhờ tác động giảm stress, chống sưng viêm và giảm đau khớp.
+ Massage: Thường xuyên xoa bóp các khớp xương bị đau có thể làm giảm cơn đau, sưng và cải thiện phạm vi chuyển động của khớp xương.