Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng tế bào gốc có tác dụng chống viêm và phục hồi chức năng khớp. Tế bào gốc là các tế bào vạn năng, có khả năng tăng sinh và biệt hóa thành các tế bào thuộc mô liên kết như mỡ, xương, sụn; và các mô khác như tế bào thần kinh, gan, tụy, thận… Những tế bào này còn tiết ra các yếu tố điều hòa miễn dịch, chống viêm, tái tạo mạch máu, ngăn chặn sự chết tế bào.
Hãy cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài viết của Traulen nhé
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng tế bào gốc
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng tế bào gốc là phương pháp nhân cấy tế bào gốc trung mô, sau đó tiêm vào khớp cần điều trị. Tế bào gốc sẽ hoạt hóa và hỗ trợ các tế bào khác hoạt động, từ đó, giúp chống viêm và phục hồi chức năng khớp
Viêm khớp và tổn thương sụn ngày càng phổ biến và trẻ hóa, không chỉ người cao tuổi mà số lượng người trẻ mắc phải bệnh lý này cũng không ngừng tăng lên. Do đó, việc điều trị viêm khớp dạng thấp trở thành một vấn đề cấp thiết và trị liệu bằng tế bào gốc là một bước đột phá trong y học.

Tế bào gốc có khả năng chuyển hoá thành các tế bào khác trong cơ thể, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp
Hai phương pháp phổ biến điều trị viêm khớp dạng thấp bằng tế bào gốc là sử dụng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tế bào gốc đồng loài từ mô dây rốn. Trong đó, tế bào gốc tự thân là những tế bào trung mô có thể tìm thấy trong tủy xương, mô mỡ, dây rốn, tủy răng,… của chính người bệnh. Ngược lại, tế bào gốc đồng loài là sử dụng tế bào gốc của người khác truyền cho người bệnh.
Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ và lấy mô mỡ bụng của người bệnh. Sau khi được tách khỏi mô mỡ bụng, tế bào gốc sẽ được trộn với dung dịch chứa các yếu tố tăng trưởng để tạo thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tế bào gốc. Hỗn hợp này sẽ được hoạt hóa dưới tác động của đèn laser chuyên dụng. Kết quả là thu được hàng triệu tế bào gốc đã được hoạt hóa. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiêm những tế bào gốc đã được hoạt hóa này vào khớp bị viêm.
Nguyên lý hoạt động của tế bào gốc
Tế bào gốc là những tế bào đặc biệt, có khả năng nhân lên và phát triển thành các loại mô tế bào khác nhau. Theo cơ chế hoạt động tự nhiên của cơ thể, khi bất cứ tế bào hay mô nào bị tổn thương, tế bào gốc sẽ tự tập trung và di chuyển đến vị trí đó để chữa trị.
Tại đây, tế bào gốc sẽ sản sinh ra các mô lành mạnh thay thế cho tế bào bị tổn thương. Chính nhờ khả năng phân chia để tạo ra tế bào mới này mà điều trị bằng tế bào gốc đã được ứng dụng để sửa chữa hay tạo mới các phần cơ thể bị tổn thương, trong đó có viêm khớp dạng thấp.
Thông thường, mô sụn không có tế bào gốc, do đó các tế bào gốc sẽ được lấy từ tủy xương và mô mỡ. Sau khi được tiêm vào khớp, tế bào gốc kích thích cơ chế giảm viêm, kích thích sửa chữa tế bào và cải thiện tình trạng lưu thông máu… từ đó chữa lành lớp sụn đã bị tổn thương hoặc tạo nên một lớp đệm sụn mới. Vì vậy, điều trị viêm khớp dạng thấp bằng tế bào gốc là phương pháp mang lại hiệu quả vượt trội.
Ưu điểm so với các phương pháp truyền thống khác
Khi quá trình viêm xảy ra, tế bào gốc tự thân sẽ tiết ra các yếu tố tăng trưởng như SGF, EGF ức chế cytokine viêm, từ đó, giúp giảm viêm, kích thích tăng tưới máu nuôi mô khớp. Điều này hỗ trợ sửa chữa và phục hồi những mô, cấu trúc xương dưới sụn bị tổn thương.
Sau khi tiêm tế bào gốc tự thân vào khớp sẽ làm hoạt hóa và hỗ trợ các tế bào khác phát triển. Kết quả là sụn khớp dày lên, giảm tiếng lạo xạo trong khớp khi hoạt động, giảm đau và cải thiện cấu trúc xương dưới sụn. Người bệnh có thể cảm thấy sự cải thiện rõ rệt sau khoảng 6 – 12 tháng. Mỗi lần tiêm tế bào gốc có hiệu quả kéo dài trung bình từ 3 – 4 năm. Trong khi các phương pháp truyền thống như dùng thuốc giảm đau chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn.
Ngoài ra, sử dụng tế bào gốc để điều trị thoái hóa khớp còn mang đến một ưu điểm khác là không cần phẫu thuật. Tiêm tế bào gốc điều trị thoái hóa khớp càng sớm thì hiệu quả càng cao. Do đó, ít ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và người bệnh mau khỏi hơn.
Lưu ý khi ứng dụng tế bào gốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Để phát huy hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thăm khám định kỳ, đồng thời, thực hiện lối sống khoa học, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên ở cường độ thích hợp, duy trì cân nặng lành mạnh, hạn chế rượu bia và thuốc lá…
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, khi tuổi càng cao thì tế bào gốc trong các mô càng ít và quá trình nuôi cấy nhân tế bào gốc cũng dài hơn. Do đó, tốt nhất người bệnh nên lưu trữ tế bào gốc tại các cơ sở y tế ngay từ khi còn trẻ.