U bao hoạt dịch là một loại bệnh thường có thể được phát hiện ở bất kỳ vị trí khớp trên cơ thể khiến người bệnh không khỏi đau nhức và lo lắng. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ khiến người bệnh chịu đau đớn khi đi lại, đặc biệt là khi gập gối hoặc ngồi xổm.
Hiện có nhiều cách chữa u nang bao hoạt dịch khớp gối, nhưng tùy vào mức độ bệnh và thời điểm điều trị mà chúng ta lựa chọn giải pháp tối ưu. Những thông tin dưới đây của Traulen sẽ giúp bạn hiểu thêm về u bao hoạt dịch và cách điều trị phù hợp.
Tổng quan về bệnh u bao hoạt dịch
U bao hoạt dịch khớp gối là tình trạng dịch bị thoát ra ở các khớp, len lỏi vào những chẽ gân ở khớp đang bị u.
Vị trí xác định u bao hoạt dịch là ở bao gân hoặc bao khớp cổ chân, cổ tay, khớp bàn ngón, khớp khuỷu, khoeo chân và khớp liên đốt ngón tay. Tốc độ gia tăng kích thước của những u này rất chậm, một số u thậm chí còn tự tiêu biến mà không cần điều trị. Đây là tình trạng không hiếm gặp có thể xảy ra ở cả nam và nữ trong bất kỳ độ tuổi nào.
U bao hoạt dịch khớp gối là một bệnh lành tính và hoàn toàn không có nguy cơ tiến triển ung thư. Thông thường u nang bao hoạt dịch có thể tích nhỏ, nhưng trong một số trường hợp thể tích này tăng lên và gây trở ngại đến hoạt động của khớp gối.
Dấu hiệu nhận biết u bao hoạt dịch
Để chẩn đoán u bao hoạt dịch cổ tay cần dựa trên những biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể:
- Ở khu vực gần các khớp có các khối cứng nhắc, di chuyển được và kích thước tăng dần theo thời gian
- Vùng khớp viêm có dấu hiệu bầm tím hay sưng đỏ
- Hay gặp phải tình trạng cứng khớp, khô khớp: dễ nhận ra mỗi lần di chuyển thường nghe thấy âm thanh răng rắc
- Đau nhức vùng khớp bị viêm: đặc biệt là khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối,… Cơn đau thường khó chịu, dữ dội nhất là khi vận động hoặc ấn tay vào
- Triệu chứng toàn thân: sốt nhẹ hoặc sốt cao
Nếu người bệnh có những biểu hiện nghiêm trọng sau thì cần đi gặp bác sĩ ngay:
- Đau nhiều, kéo dài hơn 1 tuần mà không đỡ
- Khớp tấy đỏ, sưng đau, phát ban hoặc bầm tím xung quanh
- Sốt
- Đột nhiên đau nhói, nhất là những khi đang tập thể dục.
Trong trường hợp không tiếp nhận điều trị, u bao hoạt dịch sẽ phát triển chèn ép vào dây thần kinh khiến người bệnh đau đớn. Ngoài ra chúng cũng làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

U bao hoạt dịch khớp gối gây ra các cơn đau âm ỉ hoặc đột ngột phiền toái cho người bệnh
Nguyên nhân gây ra u bao hoạt dịch
Khớp hoạt động liên tục, lặp đi lặp lại
Điều này khiến lớp sụn khớp bị tổn thương và gây kích ứng bao hoạt dịch, dẫn tới chứng u bao hoạt dịch
Chấn thương
Trong các trường hợp chấn thương thể thao hoặc tai nạn giao thông, một lực rất mạnh và đột ngột tác động vào khớp gối, làm bong hoặc vỡ sụn khớp, từ đó bao hoạt dịch có thể phản ứng tăng tiết dịch quá mức, gây hiện tượng thoát vị mà biểu hiện lâm sàng là u. Bệnh nhân đã từng bị chấn thương hay bong gân sẽ có nguy cơ cao bị viêm hoặc bị u bao hoạt dịch
Tính chất nghề nghiệp
Do tính chất công việc, một số nghề phải vận động hoặc lao động thường xuyên (như vận động viên thể thao, công nhân…) khiến khớp liên tục phải chịu áp lực, vì thế mà bao hoạt dịch bị tổn thương và gây ra bệnh. Nhất là những người làm nghề vận động viên thường xuyên phải cử động các khớp trong khi làm việc.
Tuổi tác
Tuổi càng lớn thì sụn càng suy yếu dần kéo theo sự mất ổn định của các khớp, từ đó tạo nên những bao chứa hoạt dịch tại khu vực này.
Do bệnh lý
Các bệnh như gout, tiểu đường, viêm khớp,…. cũng làm tăng nguy cơ u bao hoạt dịch.
U bao hoạt dịch được điều trị như thế nào?
Hiện tại, việc điều trị u bao hoạt dịch theo những “bậc thang”. Nếu u bao hoạt dịch không ảnh hưởng gì thì không cần thiết phải điều trị, không cần can thiệp hay làm gì hết, bác sĩ chỉ theo dõi.
Tăng thêm một bậc là phương pháp điều trị bảo tồn nghĩa là bác sĩ sẽ cho bệnh nhân bất động chi và theo dõi từ 2-3 tuần. Bác sĩ có thể day ấn ở vị trí nang hoạt dịch.
Tăng thêm bậc nữa là can thiệp, phẫu thuật. Tối thiểu thì các bác sĩ làm thủ thuật còn tối đa là can thiệp phẫu thuật.
Điều trị nội khoa
Đây là hình thức điều trị với mục đích bảo tồn cấu trúc khớp áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân bị u nhỏ, không làm đau và không làm ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như khả năng vận động của bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị nội khoa hay được sử dụng trong việc khắc phục u bao hoạt dịch:
- Dùng thuốc: các loại thuốc giảm đau, kháng viêm;
- Vật lý trị liệu: chườm đá kết hợp cố định khớp có tác dụng giảm sưng đau. Ngoài ra thực hiện những bài tập nhẹ nhàng cho khớp cũng giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu và phục hồi chức năng của khớp;
- Bất động: ổn định màng dịch, hạn chế sự chèn ép của các u nang lên dây thần kinh lân cận bằng cách cố định nẹp;
- Chọc dịch: dùng kim để làm chảy dịch từ khớp dưới hướng dẫn của siêu âm.

Xoa dầu, đắp nước lạnh, vật lý trị liệu là các phương pháp trị u bao hoạt dịch khớp gối
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp này được áp dụng nếu u bao hoạt dịch có kích thước lớn chèn ép vào dây thần kinh khiến bệnh nhân đau đớn nhiều, khối u gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Các bước thực hiện:
- Gây tê bệnh nhân tại chỗ;
- Tại vị trí khối u, bác sĩ cần rạch da, bóc tách lớp cơ để lộ u bao hoạt dịch;
- Loại bỏ khối u sau đó cầm máu, khâu đóng vết rạch.
Các trường hợp u bao hoạt dịch được chỉ định phẫu thuật
- U bao hoạt dịch có kích thước lớn và gây đau, chèn ép một số cơ quan như chèn ép mạch máu, chèn ép thần kinh.
- U bao hoạt dịch bị tái phát khi điều trị bảo tồn thất bại.
- U bao hoạt dịch đã phẫu thuật không thành công, cần phẫu thuật lại.
- U bao hoạt dịch nằm ở vị trí mất thẩm mỹ.
- Có hai phương pháp phẫu thuật chính là dùng biện pháp mổ hở và mổ nội soi.
- Mổ hở là mổ vào nang, cắt hết cái bao nang mạc dịch ấy rồi khâu lại. Sau đó bệnh nhân phải bất động vùng phẫu thuật từ 2-3 tuần
- Mổ nội soi là bác sĩ đưa những ống nội soi vào những vùng có những nang hoạt dịch cần can thiệp nội soi, ví dụ như ở vùng khớp vai và khớp gối thì các bác sĩ sẽ sử dụng các ống soi đặc biệt để đưa vào và cắt hết các bao màng dịch gây chèn ép.