Tràn dịch khớp gối là một bệnh tương đối nguy hiểm nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng giảm chức năng vận động khớp, nếu bị nhiễm khuẩn có thể dẫn đến phá hủy khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn thân người bệnh.
Tràn dịch đầu gối thường xảy ra sau chấn thương hoặc các bệnh lý gây viêm khớp, gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Nhận biết những dấu hiệu tràn dịch sớm sẽ giúp người bệnh chủ động trong việc điều trị, rút ngắn thời gian phục hồi.
Vậy bị tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Hãy cùng TRAULEN tìm hiểu về bệnh lý này nhé!
Tràn dịch khớp gối là gì?
Khớp gối kiểm soát sự linh hoạt và cân bằng của cơ thể. Chất lỏng trong khớp có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát và nuôi dưỡng sụn khớp. Tràn dịch khớp gối là tình trạng khi có một lượng dịch lớn tích tụ trong khớp gối. Dịch này thường là dịch tiết tự nhiên của khớp gối, nhưng trong một số trường hợp, có thể là do chấn thương, viêm nhiễm hoặc các bệnh lý khác.
Khi tràn dịch xảy ra, khớp gối sẽ bị phồng lên và có thể gây ra đau và cảm giác căng thẳng. Ngoài ra, sự di chuyển và linh hoạt của khớp cũng có thể bị giới hạn.

Tràn dịch khớp gối không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần điều trị để giúp người bệnh thoải mái hơn
Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối
Mắc các bệnh lý viêm xương khớp
Một số bệnh mạn tính có thể dẫn tới tình trạng tràn dịch khớp gối như:
- Thoái hóa khớp gối: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu gối ở lứa tuổi trung niên. Tình trạng này xảy ra khi sụn đầu gối bị thoái hóa dần theo thời gian, làm cho khớp gối bị đau và sưng lên khi cử động, lâu dần sẽ dẫn đến tràn dịch khớp gối.
- Viêm gân, viêm điểm bám gân.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Viêm khớp phản ứng…
- U sụn màng hoạt dịch khớp gối.
- Nhiễm khuẩn khớp gối.
- Bệnh Gout
>>> Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp trị thoái hóa khớp gối dễ thực hiện nhưng hiệu quả không ngờ
Tràn dịch khớp gối sau chấn thương
Các tác động đột ngột do tai nạn, va đập khi chơi thể thao hoặc lao động, sinh hoạt, té ngã sẽ gây tổn thương, dập vỡ sụn khớp, đứt dây chằng, rách sụn chêm, gãy xương… cũng có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối.
Biến chứng nguy hiểm sau khi bị tràn dịch khớp gối
Tình trạng tràn dịch khớp gối không nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Theo thời gian, khớp gối tràn dịch sẽ sưng to, cảm giác đau nhức và khó chịu nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ bị hư cứng khớp, biến dạng khớp nếu tình trạng viêm tràn dịch kéo dài gây nhiều hạn chế trong vận động.
Một số biến chứng có thể xuất hiện khi tình trạng tràn dịch khớp gối không được điều trị sớm:
- Thoái hóa khớp, biến dạng xương, lệch trục chân
- Cứng và dính khớp
- Loãng xương quanh khớp, nhiễm trùng khớp
Bệnh tràn dịch khớp gối chữa trị như thế nào?
Bác sĩ thường đưa ra phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối dựa theo nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.
Dùng thuốc
Nếu bệnh tràn dịch khớp gối ở cấp độ nhẹ, đã tìm được nguyên nhân, chưa cần tác động bằng các biện pháp phẫu thuật xâm lấn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc điều trị gồm thuốc giảm đau, chống viêm, giảm phù nề (nếu có chấn thương); thuốc điều trị nguyên nhân tràn dịch như thuốc chống thoái hóa, gút, thuốc ức chế miễn dịch cho người bệnh viêm khớp dạng thấp,…

Tiêm thuốc trực tiếp vào gối để giảm sưng viêm tràn dịch khớp gối
Nội soi khớp
Với phương pháp này bác sĩ có thể quan sát trực tiếp tình trạng khớp, sụn chêm, dây chằng quanh khớp. Dùng để lấy mẫu sinh thiết (các trường hợp bệnh khó), cắt lọc bao khớp, khâu sụn chêm, tái tạo dây chằng,… trong các trường hợp nặng hoặc chấn thương.
Chọc hút dịch khớp
Với các trường hợp tràn dịch khớp gối ở cấp độ nặng, bác sĩ có thể tiến hành chọc hút dịch khớp, tác động trực tiếp lên vùng tổn thương để giảm đau. Bác sĩ sẽ đưa kim và thiết bị chuyên dụng vào vùng khớp tràn dịch và hút dịch ra ngoài, có thể kèm theo tiêm kháng viêm vào khớp nếu cần thiết.
Chất dịch cũng được mang đi xét nghiệm để xác định rõ bản chất, từ đó có hướng điều trị phục hồi thích hợp. Kết hợp với tiêm kháng sinh để chống nhiễm trùng và làm khô vết thương.
Biện pháp phòng ngừa tràn dịch khớp gối
Để giảm thiểu nguy cơ bị tràn dịch khớp gối, cần lưu ý:
- Sử dụng các đồ bảo hộ chuyên dụng cho khớp gối khi chơi thể thao, lao động nặng
- Cẩn thận khi chơi thể thao hoặc khi làm việc để giảm thiểu nguy cơ mắc chấn thương
- Luôn kiểm soát tốt cân nặng, do đầu gối sẽ là nơi chịu nhiều áp lực khi trọng lượng cơ thể tăng. Thực đơn mỗi ngày không nên có quá nhiều các món ăn dầu mỡ, nhiều chất béo; tránh ăn đêm…
- Thường xuyên tập thể dục thể thao với cường độ phù hợp. Thói quen tốt này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ bắp ở đầu gối.
- Cần khám bác sĩ và kiểm tra sớm khi có tình trạng đau, cứng khớp gối