Đau khớp mùa lạnh là biểu hiện phổ biến của các bệnh lý về xương khớp, thường thấy ở người trung niên và cao tuổi. Khi thấy triệu chứng, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Tránh tự ý mua thuốc giảm đau có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Vậy bệnh đau xương khớp nào có thể bị ảnh hưởng do thời tiết, có cách nào giảm đau khớp vào mùa mưa hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của TRAULEN nhé!
Biểu hiện của đau khớp mùa mưa như thế nào?
Đau xương khớp mùa mưa là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là phụ nữ, với các biểu hiện như đau sưng đỏ khớp, cứng khớp. Đau sưng khớp do các khớp bị viêm có thể xảy ra ở gần như tất cả các khớp trong cơ thể, tuy nhiên, thường gặp nhất là khớp tay, vai, cột sống, hông, và đầu gối.
Sự thay đổi áp suất khí quyển khiến các cơ gân co rút, dịch khớp cũng bị đông lại, đặc biệt là ở người lớn tuổi, gây viêm, đau khớp và gặp khó khăn khi cử động.
Bên cạnh đó, thời tiết bước vào mùa mưa khiến mạch máu co lại, các dây thần kinh bị kích thích và người bệnh cảm thấy đau khớp nhiều hơn. Các triệu chứng đau khớp có thể thuyên giảm khi thời tiết ấm trở lại.
Khi bị đau khớp vào mùa mưa, việc cử động càng khó khăn và hạn chế hơn, kèm theo sưng đỏ khớp, cứng khớp vào buổi sáng hoặc về đêm, phát ra âm thanh lục cục khi vận động, dẫn đến tình trạng vận động khó khăn. Đây cũng chính là lý do tác động ngược trở lại khi các khớp càng ít vận động thì triệu chứng viêm đau tái phát với mức độ nghiêm trọng hơn.

Tình trạng đau khớp vào mùa mưa thường gặp ở người cao tuổi, người trung niên hoặc người có tiền sử mắc bệnh xương khớp
Có 4 vị trí khớp thường bị đau nhức nhiều nhất khi trời trở lạnh với những triệu chứng cụ thể như sau:
- Khớp gối: Đầu gối sưng tấy, đau nhức, có thể quan sát bằng mắt và chạm vào thấy nóng ấm, hạn chế khả năng vận động, co duỗi hoặc gập gối khó khăn, đôi khi phát ra âm thanh lục cục hoặc lạo xạo khi vận động.
- Khớp háng: Bất kỳ một cử động nào từ bước đi, xoay người hay đứng lên ngồi xuống đều có cảm giác đau nhức, nhói ở vùng xương khớp háng.
- Khớp bàn chân: Đau, rát trong lòng bàn chân, gần gót chân, đau hoặc tê ngứa các ngón chân, cứng khớp và đi lại khó khăn.
- Đau cột sống thắt lưng: Khi thời tiết chuyển lạnh hoặc mưa nhiều, nhiều người bị đau nhức phần lưng dưới, tê buốt, khó chịu khi về đêm. Thậm chí, cơn đau lưng còn lan xuống vùng hông, chậu và khiến hai chân tê bì, mất cảm giác.
Những bệnh lý xương khớp thường gặp vào mùa mưa
Một số bệnh đau xương khớp sau đây thường tái phát triệu chứng và người bệnh thấy đau hơn vào mùa mưa:
- Viêm xương khớp: Viêm xương khớp là tình trạng mô đệm giữa các khớp xương bị thoái hóa, làm sưng khớp và khi vận động sẽ gây đau. Trong một số trường hợp, chấn thương có thể gây viêm khớp.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là nguyên nhân gây đau xương khớp thường gặp nhất khi hệ miễn dịch của cơ thể tự sản xuất ra các chất tiêu diệt các tế bào mô, xương khớp, khiến các khớp bị viêm sưng. Đây là bệnh mãn tính do bao hoạt dịch xung quanh khớp bị viêm, khi đó, chúng không thể thực hiện chức năng bảo vệ khớp và do bị dày lên nên làm viêm và sưng đau các khớp, khiến người bệnh không thể cử động.
- Thoái hóa khớp: Đau khớp do thoái hóa khớp là tình trạng phổ biến khi các sụn khớp dần bị thoái hóa, các gai xương mọc lên làm mòn xương. Khi đầu xương không còn được bảo vệ, cử động sẽ làm đầu xương va vào nhau gây đau đớn và dẫn đến hạn chế vận động. Thoái hóa khớp thường gặp ở những khớp cử động nhiều như tay, cột sống, háng, đầu gối. Di truyền, tuổi tác, cân nặng gây áp lực lên khớp là nguyên nhân gây thoái hóa khớp.
- Bệnh Gout: Đau khớp vào mùa mưa cũng thường gặp bệnh nhân Gout do axit uric không được đào thải hết gây tích tụ urate ở các khớp, dẫn đến viêm sưng và đau khi vận động.

Gout là một dạng viêm khớp gây đau khớp và sưng khớp, những vết sưng kéo dài
Phương pháp giúp giảm đau khớp mùa mưa?
Một số cách sau có thể giúp giảm đau khớp mùa mưa:
- Luôn giữ ấm cơ thể: Sử dụng găng tay, tất, mang quần áo ấm để giữ ấm cơ thể khi trời lạnh sẽ giúp bảo vệ xương khớp bị ảnh đúng bởi thời tiết.
- Vận động thường xuyên: Tăng cường vận động, tập thể dục trong mùa lạnh vừa giúp giữ ấm cơ thể, vừa giúp giảm đau cứng khớp ở bệnh nhân bị viêm khớp.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Vào mùa mưa, cần chú ý tăng cường bổ sung canxi và vitamin C, D, E… sẽ giúp giảm đau khớp. Bên cạnh việc cung cấp đủ đạm cho cơ thể, tăng cường các loại thực phẩm như đậu nành, các loại hạt, cá hồi, cải xoăn… vừa giúp bổ sung canxi chắc khỏe xương, vừa làm giảm cơn đau khớp.
- Hạn chế các thực phẩm, thức uống nhiều chất kích thích, quá mặn, quá cay hoặc quá nhiều chất béo để hạn chế tích trữ muối và chất béo gây thừa cân. Đau khớp do thoái hóa khớp thường gặp ở những người bị thừa cân, béo phì do các khớp phải chịu nhiều áp lực.