Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Với các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý giúp làm giảm các triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, đồng thời hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp cực kì hiệu quả. Phác đồ điều trị y khoa luôn được khuyến khích kết hợp với việc xây dựng thực đơn chuyên biệt nhằm tăng cường hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị viêm khớp dạng thấp.
Tuy nhiên, nhiều người bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn còn khá băn khoăn không biết nên ưu tiên bổ sung và hạn chế các loại thực phẩm nào trong chế độ dinh dưỡng của mình. Bạn có thể tham khảo những thông tin dinh dưỡng dưới đây qua bài viết của TRAULEN để thiết kế thực đơn ăn uống mỗi ngày phù hợp để hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp nhé!
Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với người viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng mãn tính trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô, gây viêm và đau khớp và đôi khi đau khắp cơ thể. Kiểm soát tình trạng viêm nhiễm là một phần quan trọng đối với bệnh viêm khớp dạng thấp
Thực phẩm chống viêm có thể làm giảm đau và kiểm soát sự tiến triển của bệnh viêm khớp nói chung. Cụ thể, đa số những thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày có thể đem lại những tác động sau:
- Giảm hoặc làm chậm tình trạng viêm, xoa dịu các triệu chứng đau nhức, tê và căng cứng khớp.
- Tăng cường sức khỏe cho mô quanh khớp, giúp khớp chắc khỏe hơn và cử động linh hoạt hơn.
- Kích thích tái tạo tế bào sụn và xương dưới sụn, hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa biến chứng của viêm khớp dạng thấp và nhiều bệnh xương khớp khác.
Ngoài ra, nếu thực hiện chế độ dinh dưỡng không đúng cách dẫn đến thừa cân, béo phì cũng gây ảnh hưởng đến mức độ viêm của khớp.
Vì vậy, áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, duy trì cân nặng chuẩn sẽ vừa giúp giảm viêm vừa giảm áp lực lên khớp. Nếu bị béo phì, bạn cần thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt để loại bỏ phần mỡ dư thừa càng sớm càng tốt.
Chế độ ăn uống giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp
Bên cạnh các liệu trình điều trị y khoa, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng bệnh, hỗ trợ giảm thiểu tổn thương khớp, từ đó cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho người bệnh viêm khớp dạng thấp.
Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn uống khoa học, đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng để góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh và giúp kiểm soát các triệu chứng viêm khớp dạng thấp một cách hiệu quả.
Khi xây dựng thực đơn cho người bệnh viêm khớp dạng thấp, cần vừa đảm bảo dinh dưỡng lại phù hợp với khẩu vị của người bệnh. Rau xanh, các loại cá béo, thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa… là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh.
Chế độ ăn dành riêng cho người bị viêm khớp dạng thấp tập trung vào vào việc tăng cường tiêu thụ rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi, các loại cá béo, dầu ăn chưa qua tinh luyện…., đồng thời bổ sung thịt gia cầm, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa ở mức độ vừa phải vào thực đơn hàng ngày; hạn chế thịt đỏ, đường tinh luyện, chất phụ gia công nghiệp….
Giảm tình trạng viêm nhiễm tại khớp: Tình trạng viêm nhiễm của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể được giảm thiểu nếu được bổ sung nhiều chất chống oxy hóa có đặc tính kháng viêm, hỗ trợ xoa dịu các triệu chứng đau khớp. Do đó, thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: trà xanh, bông cải xanh, dầu oliu, cá hồi, cá trích, cá thu, nghệ, rau xanh, trái cây….

Suy giảm dịch ở các khớp là tình trạng phổ biến ở người bị viêm khớp dạng thấp
Tăng lượng dịch khớp: Cấu tạo dịch khớp chủ yếu từ hyaluronic – một acid có tác dụng bôi trơn vị trí nối giữa hai đầu xương. Quá trình sản xuất dịch khớp thường bị suy giảm ở những người mắc phải bệnh thấp khớp, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động.
Theo các chuyên gia, để tăng cường sản sinh dịch khớp, người bệnh thấp khớp cần bổ sung axit béo omega-3 (có trong dầu gan cá tuyết, hạt lanh, cá hồi, cá thu…), chất chống oxy hóa (tỏi, nghệ, quả mọng, trà xanh…) và kết hợp duy trì rèn luyện thể chất với cường độ phù hợp.
Tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác: Tiêu thụ ít chất béo bão hòa, đường, tinh bột hấp thụ nhanh và rượu bia có thể giúp người bệnh viêm khớp dạng thấp giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý mạn tính như tiểu đường, các bệnh tự miễn, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp…. Từ đó, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau khớp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh viêm khớp dạng thấp.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp
Một chế độ ăn thông minh và khoa học, có sự đầu tư, cân nhắc kỹ lưỡng sẽ tăng khả năng điều trị bệnh viêm khớp thành công. Nếu bạn đang bị viêm khớp dạng thấp thì nên lưu ý bổ sung các thực phẩm sau trong khẩu phần hàng ngày:
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D có tác dụng hỗ trợ điều hòa miễn dịch và kháng viêm. Do đó sự thiếu hụt vitamin D dẫn đến rối loạn tự miễn dịch, góp phần gây bệnh viêm khớp dạng thấp. Do đó, cung cấp đầy đủ vitamin D chính là cách giúp tăng cường miễn dịch, từ đó làm chậm quá trình phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Một số thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D dồi dào cần bổ sung vào thực đơn cho người bị viêm khớp dạng thấp như: cá hồi, cá mòi, dầu gan cá tuyết, tôm, hàu, lòng đỏ trứng, yến mạch, các loại nấm….

Ngoài việc tắm nắng, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần bổ sung vitamin D từ thực phẩm
Thực phẩm giàu canxi
Phần lớn người bệnh viêm khớp dạng thấp thường có nồng độ canxi máu thấp hơn bình thường, góp phần dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe cơ xương khớp. Vì vậy, để nâng cao sức khỏe tổng thể, thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp cần ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu canxi như: sữa và các sản phẩm từ sữa, cải bó xôi, cải xoăn, rau dền, đậu nành….
Omega-3 giúp giảm đau cho người bị viêm khớp dạng thấp
Axit béo Omega-3 giúp giảm viêm, hỗ trợ bảo vệ các khớp khỏi nguy cơ bị tổn thương do viêm khớp dạng thấp. Theo đó, tăng cường tiêu thụ Omega-3 có thể giúp người bị viêm khớp dạng thấp giảm thiểu triệu chứng đau và cứng khớp hữu hiệu. Một số thực phẩm giàu Omega-3 nên có trong thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp gồm: cá hồi, cá thu, hạt óc chó, đậu nành, hạt lanh, hạt chia….
Vitamin A, C, E và K2 tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp
Thực đơn cho người bị viêm khớp dạng thấp cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và K2 như: cà chua, cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh, dầu mầm lúa mì, dầu oliu, đậu nành lên men, lòng đỏ trứng gà, gan ngỗng…
- Vitamin A và E: Vitamin A, E có khả năng chống oxy hóa và tăng cường sản xuất chất điều hòa miễn dịch, giúp điều trị các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Vitamin C: Vitamin C góp phần hỗ trợ điều tiết các phản ứng miễn dịch, từ đó ức chế quá trình phát triển của các bệnh lý mạn tính. Không những thế, vitamin C còn được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, từ đó có thể hỗ trợ cải thiện phản ứng viêm của bệnh viêm khớp dạng thấp một cách hữu hiệu.
- Vitamin K2: Vitamin K2 giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bằng cách điều hòa hệ miễn dịch.

Cung cấp đầy đủ các loại vitamin chính là cách giúp tăng cường miễn dịch, từ đó làm chậm quá trình phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa tự nhiên giúp hỗ trợ giảm viêm bằng cách hạn chế sự sản sinh quá mức các gốc tự do trong cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nên có mặt trong thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp là: dâu tây, cải bó xôi, atiso, quả việt quất, quả mâm xôi, trà xanh, quả lựu, cà chua…
Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa giúp cải thiện các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người khỏe mạnh hay bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Rau xanh cung cấp cho cơ thể các chất chống oxy hóa và vitamin và hỗ trợ tế bào tránh những tổn thương, làm chậm quá trình tổn thương xương khớp, ngăn chặn phản ứng viêm của bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Một số loại cá có chứa EPA, DHA, Omega-3 sẽ ức chế sự viêm nhiễm của bệnh viêm khớp dạng thấp. Do đó, những người bị viêm khớp dạng thấp nên tăng cường các loại cá vào thực đơn hàng ngày của mình nhằm bổ sung dưỡng chất, giảm triệu chứng viêm, sưng các khớp xương.
- Tỏi có chứa hàm lượng cao chất Diallyl Disulfide có khả năng chống viêm và ức chế những tác động của Cytokine. Do đó, những người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn nhiều tỏi để giảm viêm và tránh được sự dày vò từ các cơn đau nhức.
- Dầu ô liu là một trong những loại thực phẩm mà bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên tăng cường trong khẩu phần ăn giúp giảm viêm, sưng các khớp xương.