Thoái hóa cột sống thường gặp ở vùng thắt lưng và vùng cổ. Càng nhiều tuổi thì càng tăng nguy cơ mắc bệnh, bên cạnh đó những trường hợp thừa cân, béo phì, những người thường xuyên lao động nặng, các trường hợp bị chấn thương cột sống, dị tật cột sống bẩm sinh,… cũng có thể mắc bệnh. Vậy, người bị thoái hóa cột sống kiêng gì để tránh bệnh nặng thêm?
Ai có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống?
Thoái hóa cột sống có nguy cơ xảy ra cao ở nhóm đối tượng sau:
- Nghiên cứu từ Viện Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (American Academy of Orthopaedic Surgeon) cho biết, ước tính 85% người trên 60 tuổi bị thoái hóa cột sống.
- Với người dưới 45 tuổi, thoái hóa cột sống xuất hiện nhiều ở nam giới. Ngược lại sau 45 tuổi, tình trạng bệnh xuất hiện nhiều ở nữ giới.
- Người mất kiểm soát cân nặng là đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống do trọng lượng cơ thể lớn khiến sụn khớp, đĩa đệm và xương dưới sụn bị tổn thương.
- Người có tiền sử chấn thương hoặc viêm xương khớp.
- Những người làm công việc văn phòng hoặc hoạt động thể lực mạnh.
Khi bị thoái hóa ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không thấy rõ triệu chứng. Nhưng càng về sau, biểu hiện bệnh càng rõ ràng và tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh. Họ thường xuyên cảm thấy đau nhức ở các đốt sống bị thoái hóa, có thể kèm theo chóng mặt hoặc nhức đầu, một vài trường hợp có thể bị biến dạng cột sống.

Thoái hóa cột sống
Những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng thì sẽ đau nhức phần thắt lưng và giảm khả năng vận động ở phần này, khó gập và ngửa lưng ra sau. Các trường hợp bị thoái hóa cột sống cổ thì sẽ thường xuyên đau mỏi cổ và nghiêm trọng hơn là không thể xoay hoặc ngửa cổ. Cuộc sống sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Những cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi. Thậm chí nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như rối loạn cảm giác, rối loạn tiền đình, mất khả năng vận động hay teo cơ.
Người mắc bệnh thoái hóa cột sống kiêng gì?
Thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng và các loại thực phẩm chế biến sẵn: Những trường hợp mắc bệnh về xương khớp nói chung và Thoái hóa cột sống nói riêng cần hạn chế những loại thực phẩm này vì nó có chứa nhiều Cholesterol khiến tình trạng viêm và thoái hóa thêm nghiêm trọng. Đặc biệt, những thực phẩm cay nóng còn làm tăng cơn đau nhức xương khớp.
Chất kích thích, chẳng hạn như cà phê, thuốc lá, rượu bia,… không tốt cho sức khỏe và đặc biệt không tốt cho những người bị bệnh xương khớp.

Rượi bia có hại cho sức khỏe
Các loại đồ ăn nhiều đường fructozo và purin: Hai loại hợp chất này có trong thịt lợn muối, gan động vật, thịt xông khói, chim cút hay các loại thức ăn đóng hộp,… có thể làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh xương khớp. Vì thế, bệnh nhân nên tránh xa các loại thực phẩm này.
Không chỉ thay đổi thói quen ăn uống, người thoái hóa cột sống nên tạo lập những thói quen tốt sau:
- Tránh ngồi quá lâu
- Khi bạn ngồi lâu quá sẽ tạo một áp lực lớn lên cột sống, gây căng thẳng và khiến cột sống đau hơn. Bạn có thể kê thêm gối mềm mỗi khi ngồi, thường xuyên đứng lên ngồi xuống, đi lại xung quanh để thay đổi tư thế.
- Tránh các tư thế xấu
- Trong sinh hoạt thường ngày nên tránh các tư thế xấu để giảm áp lực đè lên cột sống như: đứng lên ngồi xuống liên tục, thay đổi chuyển động đột ngột, đứng lâu, ngồi lâu cùng một tư thế, ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân…
- Làm việc, tập luyện vừa sức
- Khi làm việc, lao động hay tập luyện thể dục thể thao nên vừa sức, tránh nâng vật nặng, tạ quá nặng để giảm áp lực cho cột sống, tránh chấn thương không may xảy ra.
Thoái hóa cột sống là một quá trình diễn biến tự nhiên theo tuổi tác mà không có yếu tố nào có thể ngăn chặn. Song, chúng ta có thể làm chậm quá trình này bằng cách thay đổi lối sống, ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thường xuyên.
Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa thoái hóa cột sống
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin (C,D) và khoáng chất tốt cho xương khớp vào bữa ăn hằng ngày như Ca hoặc Mg.
- Bổ sung đường tự nhiên từ các loại thực phẩm chức năng.
- Uống nhiều nước lọc, tối thiểu 1,5 lít – 2 lít/ngày
- Không dùng các chất kích như thuốc lá, rượu bia, cà phê.
- Thói quen sinh hoạt và luyện tập lành mạnh
- Hạn chế các công việc nặng nhọc, dùng sức nhiều, chú ý điều chỉnh tư thế, giảm các áp lực dồn lên cột sống.
- Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi nhiều, khoảng 60 phút nên đứng lên đi lại để cột sống và xương khớp được thư giãn.
- Giữ cho tinh thần thoải mái, kiểm soát căng thẳng và áp lực bằng cách đọc sách, nghe nhạc, dạo phố, đi du lịch.
- Tập luyện thường xuyên và đúng cách các bài tập như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu để tăng năng lượng, tăng cường cơ bắp và cải thiện độ linh hoạt của các khớp xương.
- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
- Thực hiện các bài tập giúp chữa thoái hóa cột sống, tăng cường độ dẻo dai của cơ thể.
Thoái hóa cột sống là căn bệnh xương khớp mãn tính phổ biến hiện nay. Mặc dù không ảnh hưởng tới tính mạng song các đốt sống bị tổn hại khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt và vận động hằng ngày. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cần gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được bệnh thoái hóa cột sông kiêng gì để tránh bệnh thêm nặng.
Đọc thêm: GAI CỘT SỐNG NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ CHO NHANH KHỎI BỆNH?