Hội chứng ống cổ tay (hội chứng đường hầm cổ tay) là một tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Giai đoạn đầu người bệnh thường bị đau, tê, ngứa ran ở bàn tay hay ngón tay, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, nhiều người lại chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời khiến bệnh trở nặng, gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay.
Sau đây TRAULEN sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bạn nhận biết và điều trị hội chứng ống cổ tay càng sớm càng tốt nhé!
Hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng bệnh lý chèn ép dây thần kinh ngoại biên hay gặp nhất khi các dây thần kinh đi ngang qua ống cổ tay., gây viêm, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, khiến người bệnh khó chịu.
Tay là bộ phận quan trọng của cơ thể, hội chứng ống cổ tay gây đau, tê, khó chịu ảnh hưởng rất lớn đến công việc và hoạt động hàng ngày. Kể cả các công việc đơn giản nhất như cầm nắm, đánh máy vi tính,… cũng sẽ trở nên khó khăn hơn khi triệu chứng tê đau cản trở. Khi bệnh chưa quá nghiêm trọng, có thể áp dụng vật lý trị liệu để cải thiện trước khi phải can thiệp phẫu thuật.
Hiện nay, số người mắc hội chứng này đang tăng lên do nhu cầu công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay ngày càng nhiều.

Hội chứng ống cổ tay gây ngứa ran, tê bì cổ tay và ngón tay
Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay?
Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay chủ yếu là do sự chèn ép dây thần kinh đi qua ống cổ tay hoặc thực hiện lặp đi lặp lại công việc hàng ngày tạo sức ép lên vị trí dây thần kinh cánh tay.
Ngoài ra, có thể kể đến những thói quen sinh hoạt, làm việc ảnh hưởng xấu đến ống cổ tay như:
- Chơi nhạc cụ, lao động chân tay, sử dụng dụng cụ cầm tay nặng hoặc rung lắc,…
- Một số người làm việc thường xuyên với máy tính cũng bị hội chứng ống cổ tay.
- Làm việc với các dụng cụ rung hoặc tư thế đòi hỏi phải gập cổ tay lâu lặp đi lặp lại có thể dồn áp lực lên dây thần kinh giữa, đặc biệt nếu công việc được thực hiện trong môi trường nhiệt độ lạnh.
- Các chấn thương cổ tay như trật khớp, gãy xương…
- Viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý khác có yếu tố gây viêm có thể ảnh hưởng đến lớp niêm mạc xung quanh gân ở cổ tay.
- Yếu tố di truyền, ống cổ tay nhỏ.
- Mang thai có thể làm tăng thể tích ống cổ tay, thường xuất hiện vào giữa và cuối thai kỳ.
- Rối loạn chuyển hóa, bệnh hệ thống như suy giáp, béo phì, bệnh to đầu chi và tiểu đường, mãn kinh, rối loạn tuyến giáp, suy thận và phù bạch huyết… có thể làm tăng khả năng mắc hội chứng ống cổ tay.

Phụ nữ có xu hướng mắc hội chứng ống cổ tay cao gấp 3 lần nam giới, do khu vực ống cổ tay ở nữ tương đối nhỏ
Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay
Hội chứng này thường tiến triển chậm theo thời gian, đến khi mức độ chèn ép nặng ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, bệnh nhân mới cảm thấy tê hay ngứa ran ở các ngón tay, ngón trỏ và ngón giữa. Chúng thường xuất hiện về đêm ở một hoặc cả 2 tay.
Một số triệu chứng phổ biến khác như:
- Tê bì tay vào ban đêm.
- Ngứa ran, đau nhức chủ yếu ở ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.
- Mất khả năng nhận thức ở các đầu ngón tay.
- Cảm giác ngứa ran có thể di chuyển lên cẳng tay về phía vai.
Khi hội chứng ống cổ tay nặng hơn, các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn:
- Đau cơ và chuột rút nhiều hơn.
- Tay yếu, ít lực cầm nắm khiến bạn khó thực hiện các động tác bình thường như viết, cài cúc áo, gõ bàn phím, sử dụng điện thoại…
- Phản ứng xung thần kinh chậm hơn hoặc mất nhận thức về vị trí của tay trong không gian.
3 bài tập đơn giản điều trị hội chứng ống cổ tay hiệu quả
Những bài tập được TRAULEN giới thiệu dưới đây đều là những bài tập đơn giản, người bị hội chứng ống cổ tay có thể tập bất cứ lúc nào trong ngày khi rảnh rỗi. Bạn cũng không cần thiết bị hay dụng cụ hỗ trợ nào để tập cho cánh tay linh hoạt hơn, giảm bớt cảm giác đau, tê xảy ra. Mỗi bài tập chỉ mất một vài phút nên hãy luyện tập thường xuyên, chắc chắn hội chứng ống cổ tay của bạn sẽ thuyên giảm.
Bài tập 1: Tư thế cầu nguyện
Bạn bắt đầu tập bằng tư thế chắp tay giống như cầu nguyện, sau đó tách các ngón tay ra xa nhất có thể, sau đó “gác chuông” các ngón tay lại. Đến lượt hai lòng bàn tay tách ra trong khi các ngón tay giữ lại với nhau. Bài tập này giúp kéo căng gân gan bàn tay và cấu trúc ống cổ tay, từ đó giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa rất hiệu quả.

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay
Bài tập 2: Lắc tay đơn giản
Bạn thực hiện lắc tay giống như tư thế lắc tay khi vừa rửa tay xong để tay khô tự nhiên trong không khí. Cùng động tác này nhưng hãy thực hiện nhiều lần mỗi khi có thời gian trong ngày.
Bài tập lắc tay đơn giản này tập trung tăng cường, giữ cho các cơ gấp của bàn tay và dây thần kinh giữa không bị chèn ép, căng cứng hay chuột rút. Luyện tập thường xuyên bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kể.
Bài tập 3: Xòe ngón tay kết hợp duỗi cổ tay
- Đặt một cánh tay thẳng ra trước mặt, duỗi thẳng khuỷu tay, mở rộng cổ tay sao cho các ngón tay hướng xuống sàn.
- Các ngón tay bắt đầu xòe ra, dùng tay còn lại xo bóp nhẹ nhàng lên cổ tay, bàn tay hướng xuống. Lưu ý trong lúc này, cổ tay và các ngón tay duỗi ở mức tối đa.
- Giữ tư thế linh hoạt cổ tay và các ngón tay tối đa khoảng 20 giây.
- Đổi bên tay và lặp lại tư thế.
Nên thực hiện động tác này 2 – 3 lần mỗi bên cánh tay và lặp lại hàng giờ. Nhiều người bị hội chứng ống cổ tay thực hiện kiên trì động tác này, độ linh hoạt đã được cải thiện đáng kể.
Trên đây là 3 bài tập điều trị hội chứng ống cổ tay đơn giản, có thể áp dụng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Bên cạnh luyện tập thì cần tích cực điều trị bằng thuốc hay nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để đẩy lùi tình trạng bệnh.
Nếu các phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, hãy tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị khác có sẵn cho bạn. Các phương pháp có thể bao gồm tiêm corticosteroid hoặc phẫu thuật. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa tổn thương thần kinh vĩnh viễn.