Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra, có khả năng phát triển kháng thuốc cao và gây tử vong nếu không được điều trị đúng cách.
Bệnh lao đòi hỏi cần điều trị tích cực theo đúng phác bộ của Bộ Y tế để đảm bảo bệnh nhân lao đều nhận được điều trị hiệu quả và đồng nhất, giúp kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc điều trị lao lại gây ra nhiều tác dụng phụ, thậm chí là đau xương khớp.
Tình trạng uống thuốc lao bị đau khớp có thể gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong bài viết của Traulen, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp khi uống thuốc lao, cũng như các biện pháp khắc phục tình trạng đau khớp do tác dụng phụ của thuốc chống lao.
Phác đồ điều trị bệnh lao
Hằng năm, tỷ lệ mắc bệnh lao ngày càng tăng lên, không chỉ ở các nước đang phát triển mà còn ở các nước tiên tiến. Phác đồ điều trị lao thường mất nhiều thời gian khiến bệnh nhân lo lắng về các tác dụng phụ gây hại khi dùng thuốc chống lao kéo dài.
Nhiều trường hợp bệnh nhân dùng thuốc chống lao gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm không mong muốn. Nếu không hiểu biết đầy đủ rất dễ dẫn đến việc bỏ thuốc giữa chừng khiến bệnh không khỏi và lây lan trong cộng đồng.
Để đạt được hiệu quả trong điều trị lao, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phối hợp các thuốc chống lao: Sử dụng ít nhất 3 loại thuốc chống lao giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại ở giai đoạn duy trì để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn lao và tránh tái phát. Đối với lao đa kháng, cần phối hợp ít nhất 4 loại thuốc trong cả hai giai đoạn.
- Dùng thuốc đúng liều lượng: Việc dùng đúng liều lượng thuốc là rất quan trọng. Cần điều chỉnh liều thuốc theo cân nặng của cơ thể để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc hoặc tai biến do liều thuốc quá cao.
- Dùng thuốc đều đặn, đúng giờ: Các thuốc chống lao cần phải được uống đúng liều và đúng giờ hàng ngày. Cần uống thuốc vào cùng một thời gian mỗi ngày và cách xa bữa ăn ít nhất 2 giờ để đảm bảo hấp thu thuốc tốt nhất.
- Điều trị đủ thời gian, không ngắt quãng: Giai đoạn tấn công kéo dài từ 2 đến 3 tháng nhằm tiêu diệt số lượng lớn vi khuẩn lao và ngăn chặn sự đột biến kháng thuốc. Giai đoạn duy trì kéo dài từ 4 đến 6 tháng để tiêu diệt triệt để các vi khuẩn còn lại và tránh nguy cơ tái phát. Đối với lao đa kháng, cần điều trị tấn công trong 8 tháng và tổng cộng thời gian điều trị là 20 tháng.
Tổng quan về các thuốc điều trị lao
Lao là bệnh lý do vi khuẩn gây ra, cụ thể là trực khuẩn lao với đặc điểm rất khó bị tiêu diệt. Trực khuẩn có cấu tạo bao gồm vỏ 3 lớp vỏ dày nên rất khó bị phá hủy, do đó chúng có khả năng năng chống chọi với rất nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài, bao gồm cả các dung dịch diệt khuẩn có tính acid hay bazo…
Vi khuẩn lao có sức sống vô cùng mãnh liệt, do đó các bác sĩ đánh giá lao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm với con người. Muốn tiêu diệt trực khuẩn lao đòi hỏi phải có các thuốc kháng sinh đặc hiệu với khả năng tiêu diệt đủ mạnh và hiệu quả.

Vi khuẩn lao có khả năng lây lan cao trong cộng đồng qua đường hô hấp
Hiện nay, các thuốc kháng lao được phân chia thành 5 nhóm như sau:
- Thuốc uống kháng lao hàng thứ nhất, bao gồm Isoniazid, Rifampicin, Ethambutol và Pyrazinamid;
- Thuốc kháng lao đường tiêm như Streptomycin, Kanamycin, Amikacin và Capreomycin;
- Nhóm Quinolones bao gồm Ofloxacin, Levofloxacin và Moxifloxacin (lưu ý Ciprofloxacin không hiệu quả với vi khuẩn lao);
- Thuốc kháng lao đường uống hàng thứ hai: Nhóm này có tác dụng kìm khuẩn nên chỉ có vai trò thứ yếu trong quá trình điều trị, đồng thời còn có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ mắc. Bao gồm Ethionamid, Prothionamide, Cycloserin, Para-amino salixylic…;
- Các thuốc mới trong giai đoạn thử nghiệm chưa được công nhận rộng rãi như Amoxicillin/Clavulanic acid, Azithromycin, Clarithromycin, Linezolid…
Tại sao uống thuốc lao bị đau khớp?
Uống thuốc lao bị đau xương khớp là tác dụng ngoại ý hay được bệnh nhân đề cập. Theo các bác sĩ, tác dụng phụ này xảy ra chủ yếu với Pyrazinamid (thuốc kháng lao đường uống hàng thứ nhất). Pyrazinamid là thuốc kháng lao duy nhất tiêu diệt được trực khuẩn lao tồn tại bên trong tế bào, do đó hoạt chất này có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết cho hầu hết người bệnh cần điều trị lao.
Mặc dù có tầm quan trọng nhưng Pyrazinamide lại có nguy cơ gây phản ứng phụ khá cao, thường gặp nhất là tình trạng đau khớp (ở các vị trí như khớp vai, đầu gối, bàn tay và ngón tay), chán ăn, buồn nôn, cảm giác nóng bừng, ngứa và nổi mề đay… Ngoài ra, Pyrazinamide còn có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như vàng da, viêm gan và đặc biệt là tăng acid uric máu gây ra cơn Gout cấp tính.

Lgười bị lao xương cột sống sẽ không thể cúi hoặc ngửa người, lao xương háng thì không thể co duỗi chân…
Tình trạng uống thuốc lao bị đau khớp là tác dụng phụ thường gặp và hay được bệnh nhân nhắc đến. Theo các bác sĩ, hiện tượng này chủ yếu xảy ra với Pyrazinamid, một loại thuốc kháng lao hàng đầu. Pyrazinamid là thuốc kháng lao duy nhất có khả năng tiêu diệt trực khuẩn lao tồn tại bên trong tế bào, do đó, hoạt chất này đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết cho hầu hết bệnh nhân cần điều trị lao.
Pyrazinamid là một thuốc chống lao, tuy nhiên, nó có nguy cơ gây ra một loạt các phản ứng phụ tương đối cao. Những phản ứng phụ thường gặp nhất khi sử dụng Pyrazinamid bao gồm tình trạng đau khớp, đặc biệt là ở các vị trí như khớp vai, đầu gối, bàn tay và ngón tay. Bệnh nhân cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như chán ăn, buồn nôn, cảm giác nóng bừng, ngứa và nổi mề đay.
Một số tác dụng phụ khác của thuốc chống lao
Bệnh nhân điều trị bằng phác đồ chống lao có thể gặp một số triệu chứng không mong muốn, với mức độ và tần suất khác nhau.
Các tác dụng phụ nhẹ thường gặp như:
- Cảm giác bần thần: kéo dài khoảng 30 phút đến 1-2 giờ, thường chỉ xảy ra trong 5-7 ngày đầu mới điều trị, sau đó người bệnh sẽ không còn cảm giác này.
- Nước tiểu màu đỏ, là màu của thuốc Rifampicin, khi ngưng thuốc nước tiểu sẽ có màu như cũ. Đây cũng là dấu hiệu giúp bác sĩ nhận biết bệnh nhân có dùng thuốc này hay không.
- Sạm da, thường là do thuốc Pyrazinamid, để giảm bớt tác dụng phụ này không nên đi ra ngoài trời nắng, nếu phải đi thì mặc áo dài tay, mang khẩu trang, đội nón… để hạn chế phần da tiếp xúc ánh sáng. Khi ngưng uống PZA thì triệu chứng trên cũng dần biến mất.
- Tê rần ở môi sau khi tiêm thuốc Streptomycin, cũng là triệu chứng thoáng qua không cần điều trị.
- Tê rần, nóng rát tay chân do Isoniazid gây viêm thần kinh ngoại biên, dùng kèm vitamin B6 (pyridoxine) liều thấp 15mg-50mg mỗi ngày để khắc phục tình trạng này.
- Đau hoặc thấy khó chịu ở vùng thượng vị, buồn nôn, chỉ cần dùng thuốc kháng acid chữa triệu chứng hoặc thay vì uống thuốc lúc bụng đói có thể ăn nhẹ như cháo, xúp, uống sữa… trước khi uống thuốc.
Bên cạnh đó, còn có các tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng hiếm gặp như:
- Dị ứng thuốc với các triệu chứng như: Nổi mẩn đỏ, ngứa, sốt, nổi hạch, vàng da, gan lách to.
- Suy thận, tổn thương tiền đình
- Dị ứng thuốc có thể xảy ra với bất cứ thuốc chống lao nào, nhưng dễ gặp đối với Streptomycin, INH, Rifampicin. Có những biểu hiện như: sốt, nổi mẩn đỏ, luôn kèm theo ngứa, đôi khi có nổi hạch, lách lớn, gan lớn, có thể có vàng da hoặc không. Khi xảy ra hiện tượng này cần ngưng ngay các thuốc trị lao.
- Độc gan làm tăng men gan, viêm gan, tổn thương gan: tác dụng phụ thường gặp nhất, các thuốc gây viêm gan là Pyrazinamid, Isoniazid, Rifampicin
- Suy thận, tổn thương tiền đình: đây là tác dụng phụ của streptomycin và các thuốc nhóm aminosid
- Tổn thương thị giác: mù màu (thường không nhận biết được màu đỏ và màu xanh), nhìn mờ, viêm thần kinh thị giác do Ethambutol.
- Rối loạn về máu: mất bạch cầu hạt, sụt giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết do Rifampicin, INH.
- Tăng acid uric máu, sưng đau khớp, đặc biệt là những người đã có tiền sử bệnh gút do thuốc Pyrazinamid, Etambutol.
Biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc chống lao
Trước khi điều trị
Cần khai thác kỹ tiền sử của bệnh nhân và làm xét nghiệm khảo sát chức năng gan, thận, đếm tiểu cầu.
Trong khi điều trị
- Dùng thuốc đúng liều và phù hợp với cơ địa của người bệnh.
- Lưu ý bệnh nhân những tác dụng phụ có thể xảy ra và yêu cầu báo ngay cho bác sĩ khi có triệu chứng bất thường xuất hiện.
- Làm xét nghiệm định kỳ, đặc biệt là men gan để xem có rối loạn về gan.
- Trong thời gian dùng thuốc điều trị lao, người bệnh không được uống rượu, bia và hạn chế hoặc tránh sử dụng thêm các thuốc có hại cho gan và thận, vì hầu hết các thuốc trị lao đều độc cho gan và được thải qua thận.
Một số cách hạn chế đau khớp khác
Các phương pháp giảm đau xương khớp không dùng thuốc có thể kể đến như:
- Giữ ấm cơ thể: Mặc ấm, dùng khăn quàng cổ, găng tay, và tất, đặc biệt trong ngày trời lạnh hoặc mưa. Tắm và ngâm chân nước ấm giúp thư giãn khớp, giảm đau.
- Tập luyện: Chọn môn thể thao phù hợp, như Plank để tăng cường sức mạnh cơ bắp, hoặc thái cực quyền để giảm cứng và đau khớp. Tập luyện hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Đúng tư thế: Ngồi ghế có lưng tựa, tránh vắt chéo chân, chọn ghế và bàn làm việc có chiều cao phù hợp. Thay đổi tư thế thường xuyên, đứng dậy đi lại sau mỗi giờ. Khi ngủ, nên nằm ngửa hoặc nghiêng, sử dụng gối và nệm phù hợp.
- Chườm lạnh và chườm ấm: Chườm lạnh giúp giảm đau và sưng khớp, đặc biệt trong các đợt viêm cấp tính. Chườm ấm tăng lưu thông máu, hiệu quả với đau nhức do bệnh lý hoặc thời tiết.
- Chế độ dinh dưỡng: Duy trì chế độ ăn lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, omega-3, canxi, vitamin D và C. Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, nhiều chất béo, dầu mỡ và thực phẩm cay nóng.
Khi uống thuốc lao bị đau khớp, việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp giảm đau hiệu quả là rất quan trọng. Bằng cách giữ ấm cơ thể, tập luyện đúng cách, duy trì tư thế hợp lý, sử dụng liệu pháp chườm lạnh và chườm ấm, cùng với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bạn có thể cải thiện tình trạng đau khớp và bảo vệ sức khỏe xương khớp một cách tốt nhất. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và kịp thời xử trí các triệu chứng khi uống thuốc lao bị đau khớp.