Các bệnh lý về thần kinh ngoại biên ảnh hưởng đến các dây thần kinh vận động, cơ bắp, gây tê yếu và đau ở vùng ngoại vi như bàn tay, bàn chân và cũng tác động đến các cơ quan nội tạng khác như đường tiêu hóa và tuần hoàn.
Hiểu về bệnh lý có thể giúp chúng ta phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết của Traulen nhé
Bệnh thần kinh ngoại biên là gì?
Bệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh lý xảy ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương, làm rối loạn khả năng trao đổi thông tin của não với cơ và các cơ quan khác.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh vận động, điều khiển chuyển động cơ bắp và dây thần kinh cảm giác. Thông thường, các dây thần kinh cảm giác giúp phát hiện các cảm giác như lạnh hoặc đau.
Triệu chứng phổ biến của bệnh thần kinh ngoại biên
Đau
Thường xuất hiện ở các vùng da được điều tiết bởi các dây thần kinh bị tổn thương. Cảm giác đau có thể từ nhẹ cho đến nặng tùy theo mức độ của bệnh.

Đau thần kinh ngoại biên gây tê đau, châm chích bàn chân
Tê bì
Cảm giác này thường xuất hiện ở các vùng da, các chi hoặc ngón tay và khiến các bộ phận này có thể không cảm nhận được áp lực, nhiệt độ hay độ rung. Tình trạng tê bì sẽ gây khó khăn trong việc cảm nhận, não bộ không định vị được cơ thể trong không gian nên người bệnh dễ mất thăng bằng và gặp chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày.
Ngứa râm ran
Là cảm giác muốn gãi một cách mãnh liệt ở các vùng da được điều tiết bởi các dây thần kinh bị tổn thương. Cảm giác ngứa nóng râm ran như kiến bò thường xuất hiện trước ở ngón chân và bàn chân là lan dần lên trên.
Suy giảm sức mạnh cơ bắp
Đây là triệu chứng khá hiếm gặp của bệnh thần kinh ngoại biên nhưng nếu bệnh tái phát nhiều lần, các trục thần kinh không đủ khả năng kích thích cơ bắp thì cũng có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ hoặc co cứng cơ.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh thần kinh ngoại biên cũng thường có cảm giác khô miệng, khô mắt và gặp các vấn đề về tim mạch, tiêu hóa như ợ nóng, đau thắt ngực…
Bệnh nhân mắc bệnh lý về thần kinh ngoại biên mãn tính thường mất khả năng cảm nhận nhiệt độ và đau đớn. Chúng có hình thành các vết loét do chấn thương. Nếu các dây thần kinh phục vụ các cơ quan có liên quan, người bệnh có thể bị tiêu chảy, táo bón, đi tiểu mất kiểm soát, rối loạn chức năng tình dục và tụt huyết áp bất thường,…
Những triệu chứng kể trên có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vùng trên cơ thể và thường là khác nhau đối với từng người và tùy thuộc vào mức độ tổn thương của các dây thần kinh.
Ai có nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên?
Bệnh thần kinh ngoại biên có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên những đối tượng này thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường:
- Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị tổn thương các dây thần kinh ngoại biên do tình trạng tăng đường huyết kéo dài.
- Công nhân nhà máy, thợ hàn, thợ sơn, người thường xuyên tiếp xúc với chì… có nguy cơ nhiễm độc chì cao và điều này có thể dẫn đến tổn thương thần kinh ngoại biên.
- Người từng gặp các tổn thương, chấn thương hoặc tai nạn gây ra thiệt hại cho các dây thần kinh.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý làm rối loạn miễn dịch cơ thể như lupus, bệnh tuyến giáp, bệnh tăng sản tuyến yên, bệnh cơ xương khớp, và HIV/AIDS có thể gây ra tổn thương dây thần kinh.
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá trong thời gian dài cũng có nguy cơ cao bị tổn thương các dây thần kinh ngoại biên.
Phương pháp điều trị bệnh thần kinh ngoại biên
Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh thần kinh ngoại biên rất quan trọng. Bởi vì các dây thần kinh ngoại biên có khả năng tái tạo và điều trị chỉ có thể ngăn chặn sự tiến triển. Nếu bạn đã bị suy yếu nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định bạn tập vật lý trị liệu để giúp duy trì sức mạnh, tránh bị chuột rút và co thắt cơ bắp.
Điều trị nguyên nhân
Điều trị bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây tổn thương thần kinh. Bệnh nhân mắc bệnh thần kinh ngoại biên do thiếu vitamin có thể được điều trị bằng liệu pháp vitamin và cải thiện chế độ ăn uống được. Nếu tổn thương thần kinh do lạm dụng rượu sẽ được điều trị bằng cách dừng uống rượu.
Nếu nguyên nhân của bệnh là tiểu đường, bệnh lý miễn dịch hoặc các bệnh khác, điều trị nguyên nhân sẽ giúp giảm triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên.

Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đau dây thần kinh ngoại biên
Dùng thuốc
Các loại thuốc có thể được sử dụng để giảm đau và các triệu chứng khác của bệnh thần kinh ngoại biên, chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần.
Vật lý trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu như đùn, massage, điện xung và tập luyện có thể giúp giảm đau và tăng cường chức năng của các cơ và dây thần kinh bị tổn thương.
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên, bao gồm ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng và giảm stress.
Phẫu thuật
Nếu tổn thương của dây thần kinh rất nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được sử dụng để cắt bỏ hoặc sửa chữa các dây thần kinh bị tổn thương. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Phẫu thuật giúp giải ép các tổ chức xung quanh gây chèn ép thần kinh, nhờ đó giảm đau thần kinh ngoại biên
Điều trị phẫu thuật có thể được khuyến nghị cho những người bị tổn thương thần kinh do chấn thương hoặc chèn ép dây thần kinh. Các phương tiện di chuyển như gậy, xe tập đi hoặc xe lăn có thể hữu ích với người bệnh. Đối với trường hợp bệnh nhân bị đau, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau.
Trên đây là một số thông tin về phương pháp điều trị bệnh thần kinh ngoại biên. Các triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh làm suy giảm sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Do vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
Phòng ngừa bệnh thần kinh ngoại biên
Một số dạng bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể được phòng ngừa bằng cách duy trì thói quen lành mạnh như:
- Chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc để giữ cho các dây thần kinh khỏe mạnh.
- Bổ sung vitamin B12 bằng cách ăn thịt, cá, trứng, thực phẩm từ sữa ít béo và ngũ cốc tăng cường. Nếu bạn ăn chay hoặc thuần chay, ngũ cốc tăng cường là nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào, song bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng viên uống vitamin B12.
- Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút – 1h/mỗi buổi tập và tập ít nhất 3 lần/tuần.
- Tránh các yếu tố có thể gây tổn thương dây thần kinh, bao gồm chuyển động lặp đi lặp lại, tư thế chật chội gây áp lực lên dây thần kinh
- Hạn chế rượu bia
- Tránh chấn thương và hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại
- Kiểm soát các bệnh tiềm ẩn như bệnh tiểu đường,…
Để hiểu hơn về bệnh hoặc cần thăm khám,tư vấn khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh xuất hiện các bạn cần đến gặp đội ngũ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị sớm.