Xơ khớp là một trong những bệnh lý xương khớp mà rất nhiều người đang phải đối mặt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động và về lâu dài có thể dẫn tới các hệ lụy khôn lường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn khá chủ quan trong việc điều trị, phòng ngừa bệnh do tỷ lệ người bị xơ khớp không cao và các triệu chứng lâm sàng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp phổ biến khác.
Vậy những phương pháp nào được áp dụng để chẩn đoán xơ khớp một cách chính xác nhất? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, bài viết hôm nay của TRAUEN sẽ chia sẻ về các dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa bệnh xơ khớp nhé.
Tổng quan về bệnh xơ khớp
Xơ khớp là một chứng rối loạn sợi khớp đặc trưng bởi sự kết dính và sản xuất collagen quá mức dẫn đến cử động khớp bị hạn chế và gây ra đau nhức. Bệnh xơ khớp bắt đầu bằng phản ứng viêm làm xuất hiện các mô sẹo xung quanh khớp do cơ chế tự vệ của khớp sau khi chịu một chấn thương, phẫu thuật hay nhiễm trùng.
Các mô sẹo do hội chứng xơ khớp gây ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phạm vi chuyển động của khớp. Nếu cố gắng di chuyển, cơ thể sẽ gặp khó khăn vì khó cong hay duỗi thẳng khớp, đau đớn và khó chịu kéo dài hơn.
Bệnh xơ khớp có thể nảy sinh ở mọi vị trí khớp xương trong cơ thể, thường thấy nhất là khớp gối bởi đây là vị trí dễ bị tác động và tổn thương nhất nên khả năng hình thành mô sẹo xung quanh khớp gối thường cao hơn. Sự xuất hiện của mô sẹo nhằm bảo vệ khớp nhưng nếu số lượng mô sẹo hình thành nhiều quá mức sẽ rút ngắn phạm vi vận động của khớp dẫn tới xơ khớp.

Người bị xơ khớp thường gặp khó khăn khi di chuyển do mất cân bằng hai bên khớp xương
Bệnh xơ khớp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn như:
- Sưng đỏ, cảm giác nóng ran ở khớp.
- Mất khả năng duỗi thẳng khớp, khiến bệnh nhân thay đổi dáng đi, bước đi khập khiễng…
- Xơ khớp có thể khiến chức năng vận động của người bệnh giảm sút nghiêm trọng
Triệu chứng và chẩn đoán của bệnh xơ khớp
Bệnh xơ khớp thường hình thành sau một chấn thương, nhiễm trùng hoặc quá trình phục hồi kém sau phẫu thuật. Sự co rút của các chất nền giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương tại khớp nhưng cũng ngăn cản sự duỗi thẳng hoàn toàn của khớp, khiến dáng đi trở nên bất thường.
Do bệnh không phổ biến và các triệu chứng của bệnh xương khớp dễ gây nhầm lẫn nên hầu hết người bệnh giai đoạn đầu thường chủ quan, không thể phân biệt được dẫn tới không biết mình bị xơ khớp. Do đó, để phát hiện bệnh kịp thời, chúng ta cần nắm được một số triệu chứng thường gặp của bệnh xơ khớp. Tại khớp bị ảnh hưởng, người bệnh thường bị đau nghiêm trọng và kéo dài, cơn đau xảy ra liên tục ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Đặc trưng của tình trạng xơ khớp là cơn đau lan rộng kèm theo các vấn đề về khả năng di chuyển do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi các yếu tố bên ngoài tấn công khớp. Ở giai đoạn đầu, người bệnh đối mặt với tình trạng đau nhức kéo dài ở vùng bị xơ khớp khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, không thể vận động như bình thường.
Bị xơ khớp sẽ có biểu hiện chính là đau nhức lan rộng, cùng với các triệu chứng phổ biến như:
- Đau và cứng khớp, đặc biệt là ở khớp gối
- Cảm giác sưng nóng ở khớp
- Giảm khả năng uốn cong của khớp kết hợp với việc mất khả năng mở rộng đầu gối
- Sưng đỏ ở khớp báo hiệu tình trạng bệnh khá nghiêm trọng
- Khi di chuyển hoặc vận động khớp bị bệnh, có thể cảm thấy lục khục khi đặt tay lên khớp gối trong lúc vận động
- Do xơ khớp cản trở nên phạm vi chuyển động của khớp bị thu hẹp dần
- Khi xơ khớp tiến triển hoặc kích hoạt tình trạng viêm, tổn thương khác, triệu chứng và biến chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn
Khi bệnh trở nặng, triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn, nhiều người gần như không thể co duỗi chân bình thường, chỉ có thể đi tập tễnh, di chuyển rất khó khăn, vất vả, nhiều trường hợp còn nghe thấy cả tiếng cọ xát của khớp xương.
Dựa trên triệu chứng bệnh cùng tiền sử phẫu thuật hoặc chấn thương, bác sĩ có thể phán đoán và thực hiện kiểm tra chuyên sâu hơn. Kiểm tra khả năng co duỗi của đầu gối hoặc giới hạn chuyển động của khớp bị bệnh sẽ giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của xơ khớp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang hoặc chụp MRI, hình ảnh mô xơ khớp sẽ quan sát được chi tiết.
>>> Xem thêm: 7 thói quen âm thầm gây thoái hóa xương khớp sớm mà nhiều người mắc phải
Điều trị xơ khớp như thế nào?
Hầu hết các trường hợp xơ khớp sẽ được ưu tiên điều trị cải thiện trước bằng biện pháp nghỉ ngơi, chườm lạnh, dùng thuốc kháng viêm để giảm sưng đau nếu có. Điều quan trọng là ngăn ngừa hình thành mô sẹo cản trở và tăng cường hoạt động của khớp. Bác sĩ sẽ khuyến khích và hướng dẫn bạn tập những bài giúp khớp chuyển động dễ dàng, nhẹ nhàng hơn.
Thực hiện các bài tập vận động thường xuyên sẽ giúp chuyển động của khớp linh hoạt hơn. Bạn có thể tìm đến chuyên gia vật lý trị liệu để được lựa chọn, hướng dẫn bài tập phù hợp nhất với tình trạng bệnh.

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp khớp xương linh hoạt hơn, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh xơ khớp
Chỉ khi các biện pháp chăm sóc không giúp cải thiện triệu chứng sưng viêm, giảm vận động hoặc xơ khớp quá nghiêm trọng, các mô sẹo chắn làm giảm hoạt động của khớp thì bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật. Kỹ thuật phẫu thuật nội soi khớp thường được sử dụng nhằm loại bỏ mô sẹo quanh khớp cản trở hoạt động.
Sau phẫu thuật, sức khỏe khớp cũng như khả năng vận động của khớp vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn. Cần kết hợp với vật lý trị liệu để tăng cường phục hồi tổn thương, tăng khả năng vận động của khớp. Cùng với đó, phải kiểm soát tổn thương hoặc dùng thuốc hỗ trợ để ngăn ngừa cơ thể tiếp tục hình thành mô sẹo mới