Bệnh gai cột sống là hiện tượng các đốt sống bị thoái hóa, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Đặc biệt, nếu không phát hiện sớm và có cách điều trị gai cột sống kịp thời, sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép nặng nề. Trong một số trường hợp, hệ quả của vấn đề trên còn có nguy cơ gây bại liệt.
Vậy làm cách nào để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh gai cột sống, hãy cùng TRAULEN tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Bệnh gai cột sống là gì?
Gai cột sống là một tình trạng bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống khi các gai xương thường hình thành ở những khu vực tiếp nối giữa các đốt sống, bao gồm:
- Đầu đốt sống
- Đĩa đệm
- Dây chằng
Gai cột sống là tình trạng các đốt sống xuất hiện mỏm xương mọc chồi ra ngoài, thường ở các khu vực tiếp giáp với đầu đốt sống, đĩa đệm, dây chẳng. Do gai cột sống chọc vào rễ thần kinh, mô mềm xung quanh nên gây đau. Đây là quá trình lão hóa tự nhiên của con người, liên quan đến thoái hóa cột sống của con người.
Thông thường, người bị gai cột sống sẽ trải nghiệm cơn đau khó tả ở nhiều bộ phận, chẳng hạn như cổ, vai – gáy, thắt lưng hoặc tứ chi.

Gai cột sống gây rối loạn tuần hoàn não, đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng
Đối tượng nào dễ bị gai cột sống?
Căn bệnh gai cột sống thường xảy ra ở các đối tượng như:
- Người cao tuổi, người già bị lão hóa cột sống và lắng đọng canxi.
- Những người làm công việc nặng nhọc như khuân vác, bê hàng…
- Người có thói quen đi, đứng, ngồi làm việc hay nằm ngủ sai tư thế khiến vùng cột sống bị ảnh hưởng.
- Người từng bị chấn thương, tai nạn, tổn thương ở cột sống.
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, các chất kích thích.
- Người mắc bệnh viêm khớp cột sống mãn tính.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người cao tuổi do quá trình lão hóa nên cột sống không còn vững chắc, đàn hồi nên dễ thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.
- Người ngồi nhiều, ít vận động hay ngược lại do vận động quá mức, mang vác nặng.
- Người thừa cân béo phì nên cột sống gánh trọng lượng cơ thể quá nặng, dẫn đến thoái hóa, thoái vị đĩa đệm, gai cột sống.
Các nguyên nhân gây gai cột sống
- Yếu tố gia đình: Gia đình có nhiều người bị gai xương cột sống thì bạn thuộc nhóm nguy cơ cao.
- Thoái hóa cột sống: Theo thời gian của tuổi tác, sụn khớp dễ bị bào mòn, nứt vỡ nên để đảm bảo cột sống hoạt động được thì cơ thể sẽ kích hoạt canxi bồi đắp. Thế nhưng, nếu sự lắng đọng canxi quá mức ở các vị trí không cần thiết sẽ hình thành gai xương.
- Viêm khớp cột sống mạn tính: Bệnh khiến hai bề mặt đốt sống tiếp xúc và cọ xát lên nhau, và hình thành gai đốt sống.
- Chấn thương: Làm tổn thương đĩa đệm dẫn đến hình thành gai xương. Thói quen sinh hoạt: người vận động quá mức, không đúng tư thế, uống nhiều bia rượu khiến cột sống thoái hóa, tạo điều kiện cho gai cột sống xuất hiện.
Dấu hiệu nhận biết gai cột sống
Dấu hiệu bệnh gai cột sống thường thấy nhất là cảm giác đau và khó chịu ở một hoặc nhiều phần thân thể như cổ, lưng,… đặc biệt mỗi khi bạn vận động.
Dấu hiệu gai cột sống lưng:
- Đau ở vùng thắt lưng và có thể lan rộng xuống chân và háng.
- Các cơn đau thường kéo dài liên tục trên 6 tuần.
- Đau tăng lên khi người bệnh ngồi lâu, xoay người, cúi xuống,…
- Khó hoặc mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện.
- Mất cân bằng, người bệnh thường có xu hướng cúi về trước hoặc ngửa ra sau.
Dấu hiệu gai cột sống cổ:
- Đau nhức ê ẩm vùng cổ, đau gia tăng khi cử động mạnh hoặc thay đổi thời tiết.
- Tê bì, nhức mỏi vai gáy, bả vai.
- Cảm giác căng cứng cổ, khó cử động khớp cổ, khó khăn khi quay đầu sang hai bên.
- Đau nửa đầu, đau buốt lan lên đến đỉnh đầu.
- Chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi,…

Gai cột sống là một trong các hậu quả của thoái hóa cột sống
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh gai cột sống
Hẹp ống sống: Các gai xương mới hình thành sẽ chiếm diện tích, làm hẹp ống sống. Hệ quả không chỉ gây đau nhức ở khu vực xuất hiện gai xương mà còn có thể kèm theo tê, yếu tay, chân.
Bại liệt, mất khả năng lao động: Khi hệ thống dây thần kinh bị chèn ép quá lâu, các dây thần kinh sẽ dần mất chức năng vận động, lâu ngày dẫn đến nguy cơ bại liệt.
Rối loạn tiền đình: Thường xuất hiện ở người bị gai đốt sống cổ do lượng máu và lượng oxy lưu thông lên não bị hạn chế, làm xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiền đình như buồn nôn, chóng mặt, khó giữ thăng bằng…
Các biến chứng khác: Tăng hoặc hạ huyết áp, vẹo cột sống, mất ngủ,…
Điều trị gai cột sống
Phác đồ điều trị gai cột sống hiện nay chủ yếu là dùng thuốc giảm đau trong các giai đoạn cấp tính kết hợp thay đổi lối sống.
- Dùng thuốc: Người bệnh được bác sĩ kê đơn thuốc làm dịu các cơn đau tức thời. Với người bị gai xương chèn ép vào thần kinh gây đau thì cần nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ. Nếu thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc tiêm steroid.
- Tập thể dục thể thao, kết hợp vật lý trị liệu: Bác sĩ sẽ tư vấn các bài tập phục hồi chức năng, áp dụng massage, vật lý trị liệu để cải thiện triệu chứng bệnh.
- Phẫu thuật: Nếu các biện pháp trên không hiệu quả hoặc gai xương đã quá to, dài chèn ép nghiêm trọng rễ thần kinh, tủy sống ảnh hưởng đến hoạt động thì phải phẫu thuật. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, gai xương vẫn có thể mọc lại ở vị trí cũ, do đó người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, chú ý tư thế khi làm việc để ngăn ngừa tái phát.