Lái xe đường dài là công việc khá nặng nhọc và vất vả. Việc cầm lái liên tục trong thời gian dài, ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ khiến sức khỏe suy yếu và dễ mắc phải một số căn bệnh “nghề nghiệp”. Khi lái xe, tài xế ít khi hoạt động đầu, cổ, vai, làm cho hệ thống cơ xương khớp ở những khu vực này dễ bị mỏi và phát triển thành bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
Hãy cùng Traulen tìm hiểu các loại bệnh xương khớp của tài xế thường gặp và cách phòng tránh qua bài viết dưới đây.
Bệnh lý xương khớp thường gặp ở tài xế lái xe
Bệnh đau lưng
Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở những người làm nghề tài xế bởi tính chất của công việc này là phải ngồi liên tục trong thời gian dài khiến cột sống chịu áp lực lớn. Đồng thời, người lái xe cũng không có nhiều thời gian để vận động nên máu lưu thông không được tốt, gây co cứng cơ; từ đó dẫn đến các bệnh liên quan đến xương khớp.
Bệnh mỏi cổ vai gáy
Mỏi vùng cổ, vai, gáy cũng là một trong những bệnh lý mà người tài xế thường mắc phải. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do trong quá trình ngồi lái xe lâu, dây thần kinh ở cổ bị chèn ép dẫn tới máu không được tuần hoàn tốt, khiến cơ thể bị ê nhức, tê cứng. Hoặc có thể do tuổi tác cao, khiến thoái hóa đốt sống cổ, ngồi sai tư thế,… gây ra bệnh mỏi cổ vai gáy.

Các mạch máu ở vùng cổ không tuần hoàn lưu thông tốt khiến vùng cổ vai gáy bị tê cứng, đau nhức, mỏi cơ
Đau vai gáy mạn tính
Khi tập trung quan sát, các bác tài có xu hướng ngồi thẳng, nhìn về phía trước, hạn chế cử động. Tư thế này làm cản trở máu lưu thông tới vùng cột sống cổ để nuôi cơ xương khớp. Lâu dài, khu vực cổ vai gáy sẽ bị xơ hóa và co cứng. Tình trạng tê mỏi và đau sẽ bắt đầu ở vai gáy, sau đó lan rộng khắp hai vai. Cường độ cơn đau phụ thuộc vào mức độ bệnh.
Thoái hóa cột sống cổ
Khi tập trung cao độ để điều khiển xe, tài xế thường vô thức rướn người về phía trước, làm cho cột sống cong về phía trước. Điều này làm cho cột sống cổ luôn ở tư thế căng giãn, chịu trọng lực của phần đầu tác động, tạo áp lực chèn ép đĩa đệm, dẫn đến tình trạng đau mỏi cổ. Về lâu dài, đĩa đệm bị bào mòn và chệch ra ngoài, hậu quả là thoái hóa đốt sống cổ. Khi đốt sống cổ bị tổn thương, người bệnh có thể nghe thấy tiếng “rắc” khi nghiêng cổ mạnh, đau, tê mỏi vai gáy…
>>> Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp phục hồi chức năng thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Đây là một bệnh lý vô cùng phổ biến đối với tài xế với các dấu hiệu như đau mỏi lưng, đau thắt, cúi xuống có cảm giác đau, tê lưng và mông…. Giữ một tư thế ngồi trong nhiều giờ sẽ gây áp lực lớn cho lưng, dẫn đến những cơn đau nhức từ lưng xuống mông chân và gây ra bệnh đau thần kinh tọa.
Ngoài ra, sự dằn xóc khi lái xe cũng tạo ra lực tác động mạnh lên cột sống. Chính những yếu tố này làm cho sụn và xương dưới sụn ở cột sống thắt lưng bị bào mòn nhanh chóng, đốt sống chèn ép mạnh lên đĩa đệm, gây thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng chủ yếu là dùng thuốc giãn cơ và giảm đao, cải thiện tình trạng loãng xương và tập vật lý trị liệu.
Hội chứng ống cổ tay
Vô lăng là vật không rời tay của các bác tài trong suốt thời gian làm việc, đây là nguyên nhân làm cho các khớp tay và cẳng tay bị đau mỏi. Bên cạnh đó, tư thế gập cổ tay để điều chỉnh và duy trì tốc độ trong thời gian dài làm cho máu không được lưu thông tốt để nuôi dưỡng xương khớp. Tất cả đã dẫn đến hội chứng ống cổ tay với các triệu chứng điển hình là mất cảm giác hoặc tê mỏi bàn tay, ngón tay; ngứa lòng tay, đau nhức xương ở khớp tay và cổ tay,… do dây thần kinh cổ tay bị chèn ép.
Làm sao để cải thiện các bệnh lý xương khớp của tài xế lái xe?
Ngồi đúng tư thế
Để cải thiện các tình trạng này và ngăn ngừa biến chứng, các tài xế nên giữ cho lưng và cột sống nằm trên một đường thẳng. Ghế ngả nhẹ về phía sau một góc 30 độ, ghế không quá cao hoặc quá thấp so với tay lái. Tài xế cũng nên trang bị thêm gối tựa đầu, đặt ở hõm vai gáy và đeo đai bảo vệ nếu đã mắc bệnh lý về cột sống.
Trước khi bắt đầu hành trình, người tài xế nên điều chỉnh ghế, chỉnh vô lăng xe sao cho tạo được tư thế ngồi thoải mái và chuẩn xác nhất. Khi ngồi lái thì toàn bộ phần lưng người phải áp sát lưng ghế, đầu được nâng đỡ bởi tựa đầu. Bạn cũng nên sắm thêm đệm lót ghế để tạo sự nâng đỡ, giảm áp lực cho cột sống.

Khi lái xe, tài xế nên ngồi đúng tư thế và thường xuyên vận động thư giãn xương khớp
Vị trí đặt tay
Bác tài hãy xem vô lăng như một mặt đồng hồ, đặt tay ở vị trí số 4 và 8 để giúp vai và cổ thoải mái hơn trong suốt hành trình.
Nghỉ giữa chặng đường
Sau mỗi 2 giờ hoặc sau 200km chạy xe liên tục, các bác tài nên dừng xe để vận động, thực hiện vài động tác giãn cơ đơn giản và tranh thủ nghỉ ngơi, đi vệ sinh, rửa mặt, ăn uống,…
Việc không thay đổi tư thế trong một thời gian dài cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý về cơ xương khớp. Do đó, nếu không có thời gian, các tài xế nên tận dụng khi đổ xăng, không có khách hoặc ăn trưa… để đi lại vài vòng.
Tranh thủ vận động khi dừng đèn đỏ
Nếu gặp đèn đỏ mà phải dừng lâu, tài xế có thể tranh thủ thực hiện vài động tác đơn giản như cử động toàn thân, xoay cổ, vươn vai, tập thể dục ngón tay, mát xa mắt và thay đổi tư thế để tăng cường máu lưu thông tốt hơn, tránh bị co cứng cơ.
Chú ý chế độ ăn uống
Tài xế nên tập thói quen ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bữa, nhất là bữa sáng. Đặc biệt hạn chế lạm dụng
Ngoài ra, đau mỏi là tín hiệu cảnh báo cơ thể đang không khỏe, lúc này hãy để hệ cơ xương khớp được nghỉ ngơi và thư giãn. Thăm khám bác sĩ ngay khi có bất thường.