Khớp khuỷu tay là bộ phận nối liền giữa cánh tay và cẳng tay, có khả năng cử động linh hoạt, xoay chuyển 180°. Khớp khuỷu tay rất dễ bị tổn thương do thường xuyên chịu các lực tác động cơ học tì đè trong quá trình sinh hoạt.
Đau khớp khuỷu tay là một loại bệnh xương khớp ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của cánh tay. Việc phát hiện bệnh sớm, chủ động điều trị có thể giúp người bệnh phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Vậy là sao để phòng bệnh đúng cách, hãy cùng TRAULEN tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới đau nhức khớp khuỷu tay thông qua bài viết bên dưới nhé!
Đau khớp khuỷu tay là gì?
Đau khớp khuỷu tay thường xảy ra khi một hay nhiều bộ phận cấu thành khuỷu tay bị viêm hay kích ứng quá mức, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khớp, khớp sưng tấy. Một số trường hợp bệnh nặng, các khớp khuỷu tay có thể bị biến dạng, co cứng rất nguy hiểm , ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay
Một số nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay thường gặp là do:
– Viêm khớp dạng thấp (RA): Là bệnh lý gây ra do hệ thống miễn dịch bị rối loạn, tấn công vào vào lớp niêm mạc của khớp khỏe mạnh, gây viêm khớp. Bệnh có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khớp nào trong cơ thể, bao gồm khớp khuỷu tay.
– Bệnh gút: Bệnh gút khiến người bệnh bị sưng, nóng đỏ và đau dữ dội ở các khớp, bao gồm cả khớp khuỷu tay. Nguyên nhân gây ra gút là do lượng axit uric tích tụ trong máu và lắng đọng trong các khớp và mô dưới dạng tinh thể sắc nhọn, phát sinh phản ứng viêm.
– Thoái hóa khớp: Đây là dạng viêm khớp phổ biến nhất thế giới. Nguyên nhân là do lớp sụn bảo vệ xương bị tổn thương, hao mòn, khiến các đầu xương khớp cọ xát vào nhau gây đau đớn. Viêm khớp do thoái hóa đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi. Một số triệu chứng phổ biến của thoái hóa khớp là tình trạng: Sưng khớp, khớp khuỷu tay bị biến dạng, khi di chuyển khớp, cọ xát xuất hiện âm thanh lụp cụp,…

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc
– Viêm khớp do Lupus ban đỏ: Bệnh hình thành do hệ thống miễn dịch hiểu kích thích sản sinh kháng thể tấn công vào các mô, gồm cả khớp, tạo nên những cơn đau nhức khó chịu.
– Viêm khớp vảy nến: Đây là bệnh viêm khớp mãn tính, khiến khuỷu tay người bệnh bị viêm, đau cơ, đau gân, đau sưng khuỷu tay, ngón tay,… Bệnh viêm khớp vảy nến thường gây tổn thương xương khớp vĩnh viễn, người bệnh có nguy cơ tàn phế cả đời.
– Nguyên nhân khác: Tình trạng đau khớp khuỷu tay còn do tác động khách quan bên ngoài như chấn thương do tai nạn, vận động nặng nhọc, chơi thể thao quá sức, sai kỹ thuật,…
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh đau khớp khuỷu tay
– Yếu tố tuổi tác: Người cao tuổi dễ có nguy cơ mắc bệnh về cơ xương khớp. Nguyên nhân là do tuổi tác càng cao đồng nghĩa tốc độ lão hoá càng nhanh, những cơ quan như sụn, khớp, xương bị bào mòn và trở nên suy yếu, dẫn đến những cơn đau nhức ở tuổi về già.
– Yếu tố di truyền: Những người có thành viên gia đình mắc cái bệnh về xương, khớp, lupus ban đỏ, sẽ có nguy cơ mắc bệnh đau khớp khuỷu tay cao hơn người khác.
– Yếu tố giới tính: Các bệnh lý về đau nhức xương khớp thường xảy ra ở nữ.
– Yếu tố nhiễm trùng: Nhiễm trùng có thể làm phát sinh viêm khớp và viêm mô mềm quanh khớp khác nhau.
– Chế độ sinh hoạt: Những người làm việc trong môi trường nặng nhọc, vận động quá sức thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị đau nhức xương khớp.
Một số cách phòng tránh đau khớp khuỷu tay
Một số cách dưới đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp khuỷu tay, cụ thể:
– Cân bằng thời gian làm việc, vận động và nghỉ ngơi.
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất như vitamin, khoáng chất, chất béo,…
– Hạn chế chấn thương, nếu có hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
– Dành thời gian tập luyện, vận động mỗi ngày để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.