Đau nhức xương khớp xuất hiện ở người lớn tuổi vì xương khớp bị lão hóa theo thời gian và ngày càng có xu hướng “trẻ hóa”. Triệu chứng rõ ràng nhất là người bệnh cảm thấy đau nhức xương khớp ở nhiều vị trí khác nhau như cổ, vai gáy, lưng, tay, chân,… kèm theo các dấu hiệu khác như mất ngủ, ăn uống không ngon miệng, mệt mỏi…
Cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện ở bất kể thời gian nào trong ngày nhưng nhiều nhất vào buổi sáng hoặc ban đêm, hoặc sau khi vận động mạnh, ngồi lâu, đứng lâu… Vậy tại sao nhiều người bị đau nhức xương khớp khi vận động? Cùng Traulen tìm hiểu về vấn đề này nhé
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp toàn thân
Nguyên nhân bệnh lý
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một rối loạn mãn tính gây tổn thương sụn và phần mềm xung quanh khớp. Triệu chứng đau thường xuất hiện khi vận động và biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi. Nếu không được điều trị sớm, các triệu chứng sẽ nặng lên và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng . Tình trạng này sẽ khiến người bệnh đau nhiều hơn, gặp phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, do tổn thương màng hoạt dịch của khớp. Bệnh gây viêm bao hoạt dịch, làm cho các khớp bị sưng, nóng, đỏ và đau. Nếu không can thiệp sớm, người bệnh có nguy cơ bị tàn phế và tổn thương nhiều cơ quan khác như mắt, tim, phổi, da, mạch máu…

Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp và xơ cứng khớp
Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý tự miễn. Bệnh có thể biểu hiện ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thể. Phần lớn người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và xuất hiện tổn thương da như ban hình cánh bướm…, sưng đau khớp và sốt.
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý viêm khớp mạn tính, đặc trưng bởi các thương tổn ở khớp cùng chậu, cột sống, các khớp ngoại vi, thậm chí ở cả điểm bám gân. Nếu không được điều trị, theo thời gian, bệnh có thể làm dính cứng khớp và cột sống, dẫn tới hạn chế vận động và tàn phế.
Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là bệnh viêm khớp xảy ra ở một số người mắc bệnh vảy nến. Đau khớp, cứng khớp và sưng ở các khớp là các triệu chứng điển hình. Bệnh có thể ảnh hưởng tới bất cứ cơ quan nào trong cơ thể từ ngón tay, cột sống tới hệ tiêu hóa, mức độ ảnh hưởng từ nhẹ tới nặng.
Đau khớp do bệnh gút
Bệnh gout là một bệnh viêm khớp phổ biến. Người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau đột ngột, dữ dội tại các khớp đốt bàn ngón chân, ngón tay, đầu gối. Đi kèm cơn đau là tình trạng sưng đỏ. Người bệnh thường hạn chế đi lại được do đau.
Lao xương
Trực khuẩn lao khi xâm nhập cơ thể sẽ tấn công các khớp xương, dẫn tới lao xương khớp. Bệnh chủ yếu xảy ra ở các khớp trục như cột sống, khớp háng và khớp gối. Nếu trì hoãn điều trị, lao xương khớp có thể khiến người bệnh bị bại liệt.
Loãng xương
Loãng xương là tình trạng giảm mật độ và chất lượng của xương. Theo thời gian, mật độ xương giảm dần khiến xương bị giòn hơn, dễ tổn thương, có thể bị gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ.
Người bị ảnh hưởng bởi bệnh lý thường trải qua sự không thoải mái không rõ nguyên nhân, chiều cao của họ có thể giảm dần, và căn bệnh cong vẹo cột sống xuất hiện. Những dấu hiệu này thường không được nhận biết ngay sau một thời gian dài.
Viêm gân
Viêm gân gây đau nhức, thậm chí là sưng tấy ở vị trí gân bị viêm. Bất kỳ gân tại vị trí nào đều có nguy cơ bị viêm. Tuy nhiên, những biểu hiện viêm thường xuất hiện ở các vị trí thường xuyên phải thực hiện các động tác vận động lặp đi lặp lại nhiều lần như vai, cổ tay, các ngón tay…
Do môi trường và lối sống
Chấn thương
Những chấn thương trong sinh hoạt, vui chơi và tập luyện tập thể dục thể thao như trật khớp, bong gân… cũng khiến xương khớp đau nhức, đi kèm triệu chứng sưng tấy, làm hạn chế cử động ở người bệnh. Mức độ đau nhức phụ thuộc vào chấn thương nặng hay nhẹ, và sẽ giảm theo quá trình phục hồi của chấn thương.
Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn
Khi chế độ ăn uống hàng ngày thiếu chất xơ, axit béo Omega-3 (dẫn đến thiếu hụt các loại axit kháng viêm quan trọng như Axit Arachidonic) nhưng lại nhiều muối, nhiều đường, bạn có thể đối mặt với nguy cơ thiếu Canxi (vì đường, muối làm gián đoạn quá trình hấp thu Canxi). Từ đó ảnh hưởng không tốt đến cơ xương khớp sau này, với dấu hiệu đau nhức xương khớp ngày càng rõ rệt.
Vận động quá mức
“Sức chịu đựng” của xương khớp có giới hạn. Vì thế, việc chúng ta “bắt ép” xương khớp thực hiện những hoạt động như khuân vác, chạy nhảy, tập thể dục, chơi thể thao, ngồi hay đứng lâu trong thời gian dài có thể gây đau mỏi, tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa sớm.
Sinh hoạt, làm việc sai tư thế
Các tư thế sinh hoạt, làm việc không đúng có thể khiến xương khớp nhức mỏi và dễ tổn thương. Vì thế, bạn nên tránh ngồi gù lưng, gập gối, nghiêng đầu sang một bên, ngồi bắt chân, nằm đè lên tay… trong thời gian dài.Tuy rèn luyện thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh hơn nhưng nếu tập luyện sai tư thế thì sẽ phản tác dụng, gây ra đau cơ xương khớp. Ngoài ra, còn một số tư thế xấu, ảnh hưởng đến hệ xương khớp là ngồi gù lưng, ngồi bắt chéo chân, đứng còng lưng…
Thay đổi thời tiết
Sự thay đổi của áp suất khí quyển có thể khiến cơ và gân co lại hoặc giãn ra, dẫn tới cảm giác đau xương khớp. Đặc biệt là khi trời chuyển lạnh, dịch nhầy trong bao hoạt dịch đặc và dày hơn khiến khớp bị căng cứng, chuyển động khó khăn, làm gia tăng cơn đau khớp.
Nhiệt độ, áp suất không khí, độ ẩm… thay đổi bất thường (nhất là khi trời lạnh, áp suất khí quyển tăng, độ ẩm thấp) có thể khiến cơ xương khớp co giãn mạnh, dịch nhầy trong bao hoạt dịch đặc lại, dẫn tới cảm giác đau nhói, khô khớp.
Tuổi tác
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể sẽ khiến xương khớp giảm dần độ dẻo dai, đàn hồi và linh hoạt theo thời gian. Do đó, khi càng lớn tuổi, bạn sẽ càng cảm thấy các cơn đau nhức xương khớp xuất hiện thường xuyên hơn.

Người cao tuổi có nguy cơ đau nhức xương khớp cao hơn những lứa tuổi khác
Sử dụng chất kích thích
Người thường xuyên dùng rượu bia, thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp. Biểu hiện đầu tiên là nhức mỏi các khớp xương. Ngoài ra, các chất kích thích còn làm gián đoạn quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, làm quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh và sớm hơn.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nếu tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân kéo dài hơn 1 tuần, người bệnh nên nhanh chóng đi khám để xác định nguyên nhân cụ thể, đặc biệt là khi cơn đau đi kèm những triệu chứng dưới đây thì cần khám ngay:
- Khớp bị sưng tấy, nóng đỏ
- Khớp bị đau dữ dội, khó cử động
- Phát ban
- Đau ngực, khó thở, ho
- Đau bụng, sốt, đổ mồ hôi nhiều, sụt cân, ớn lạnh
- Đau và đỏ mắt
- Gặp các vấn đề ở đường ruột.