Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng rất thường gặp, xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép khiến người bệnh đau nhức, tê bì tay chân,không vận động bình thường được… ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày.
Một trong những biến chứng đáng chú ý của thoái hóa đốt sống cổ là tê bì tay chân. Nếu người bệnh không sớm chữa trị thì càng có nguy cơ cao mất khả năng hoạt động phần tay.
Làm thế nào để giảm chèn ép khi bị thoái hóa đốt sống cổ? Traulen sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết dưới đây.
Thoái hóa đốt sống cổ tê bì tay chân là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý xương khớp mãn tính, khi các đốt sống, đầu sụn, đĩa đệm và các tổ chức bao hoạt dịch có dấu hiệu hư hỏng, tổn thương, gây ra các cơn đau nhức tại các vị trí kể trên, đặc biệt là khi cử động cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ và tê bì tay chân là hai triệu chứng riêng biệt nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, xảy ra khi các cơ vùng cổ vai gáy bị tổn thương, quá trình lưu thông máu và oxy bị ức chế dẫn đến hiện tượng đau nhức, tê mỏi tay chân.
Nhiều người chủ quan đây chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi căng cơ, làm việc quá sức, tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến chứng teo cơ, bại liệt nếu không điều trị sớm.
Tỷ lệ mắc thoái hóa đốt sống cổ ở nam giới và nữ giới là ngang bằng nhau. Người bệnh không thể coi thường những ảnh hưởng của bệnh, phát hiện và xử lý sớm là điều cần thiết để hạn chế được những biến chứng tiêu cực xảy ra.
Nguyên nhân nào gây thoái hóa đốt sống cổ tê bì tay chân?
Với sự phát triển của xã hội hiện đại, thói quen sinh hoạt và làm việc trong văn phòng, lười vận động khiến không ít người trẻ đang phải đối mặt với thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài ra, đối tượng người thường xuyên phải khuân vác vật nặng cũng rất dễ mắc căn bệnh này.Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh, bao gồm:
Thường xuyên vận động sai tư thế
Duy trì tư thế làm việc quá lâu, ít vận động, đi lại, tính chất công việc phải cúi đầu, ngửa cổ quá nhiều hoặc thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi trước màn hình máy tính quá lâu, ngồi vặn vẹo, ngủ gục trên bàn,… cũng gây ra ảnh hưởng đến vùng đốt sống cổ từ đó gây ra hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ.
Tuổi tác
Người trung niên từ 40 – 50 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cao nhất. Ở giai đoạn này, quá trình lão hóa xương khớp bắt đầu được đẩy nhanh, đặc biệt nếu trước đó bạn không tuân thủ về chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Tuổi tác càng cao thì càng làm tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ
Chế độ dinh dưỡng không khoa học
Ăn uống thiếu chất, thiếu canxi, Kali, sắt, Vitamin,… trong thực đơn hàng ngày hoặc thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ ngọt, đồ uống có gas làm đốt sống cổ bị thiếu dưỡng chất, gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
Di truyền
Ít người biết rằng, thoái hóa cột sống cổ và các loại thoái hóa xương khớp khác có thể xảy ra do di truyền. Nếu gia đình có người mắc bệnh về xương khớp, cột sống thì nguy cơ các thành viên khác bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ cao hơn người bình thường.
Đĩa đệm và cột sống thay đổi
Việc thay đổi cấu trúc đĩa đệm và cột sống, mất nước đĩa đệm (thường xảy ra ở người 40 tuổi trở lên), tăng sinh xương tạo thành gai xương, dây chằng xơ hóa hoặc thoát vị đĩa đệm,… làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
Chấn thương
Những người có tiền sử chấn thương tại vùng cổ do lao động, tai nạn giao thông, chơi thể dục thể thao, sinh hoạt thường ngày đều có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ. Đặc biệt là trong trường hợp các vết thương không được điều trị tận gốc.
Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ tê bì tay chân
- Cơn đau vai xuất hiện đột ngột khi làm việc, vận động thể thao, cầm nắm vật nặng, thậm chí là khi ngủ và nghỉ ngơi.
- Người bệnh khó thực hiện cử động cổ, tay, chân vào buổi sáng.
- Vùng vai gáy bị sưng.
- Cánh tay hoặc bàn tay bị yếu, xuất hiện cảm giác mỏi, nặng, tê buốt dọc từ vai xuống cánh tay.
- Đôi lúc người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
- Triệu chứng tê bì tay chân lâu ngày làm da bàn tay, bàn chân dần bị khô ráp, tím đen, ngón tay, ngón chân cũng có dấu hiệu teo theo thời gian
- Đau tăng lên khi đột ngột thay đổi tư thế, vận động
- Đau đứng lên, ngồi xuống, hắt hơi, ho, ngửa cổ về phía sau…
- Đau xung quanh xương bả vai, dọc theo cánh tay lan xuống đến ngón tay. Đau, tê bì, ngứa ran ở cánh tay, bàn tay, chân. Khó khăn khi nhấc cánh tay lên hoặc xoay hay vận động cánh tay.
- Yếu cơ, hoạt động cầm nắm của cánh tay, bàn tay khó khăn.
- Khó khăn khi cử động cổ, xoay trái xoay phải nhanh là đau.
- Đau đầu, triệu chứng xuất hiện nhiều ở phía sau đầu.
- Một số triệu chứng như mất thăng bằng, mất kiểm soát đại tiểu tiện, liệt ruột… xảy ra khi tình trạng bệnh đã nặng
Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ tê bì tay chân
Tùy theo từng trường hợp và mức độ đau mỏi, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp đối với tình trạng thoái hóa đốt sống cổ tê bì tay chân bằng các phương pháp thường dưới đây:
- Tạm dừng tất cả các hoạt động tập luyện, làm việc có thể khiến triệu chứng đau mỏi, tê bì trở nên trầm trọng.
- Chườm lạnh lên vùng tổn thương trong ba ngày đầu tiên sau khi cơn đau khởi phát, thực hiện tối đa 20 phút/lần và 5 lần/ngày.
- Chườm nóng bằng cách sử dụng miếng đệm sưởi ấm hoặc miếng gạc ấm.
- Dùng thuốc giảm đau OTC.
- Massage nhẹ nhàng vùng bị đau mỏi.
- Thực hành tư thế đúng khi đi, đứng, ngồi, ngủ, làm việc…
- Điều trị bằng vật lý trị liệu.
Biện pháp phòng ngừa
Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ tê bì tay chân hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu thông qua một số biện pháp hữu ích sau:
- Luôn duy trì tư thế đúng khi đi, đứng, ngủ, ngồi, làm việc…
- Xoa bóp tay chân hàng ngày để tăng cường quá trình lưu thông máu.
- Tập thể dục thường xuyên để cải thiện lưu lượng máu và thể lực.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh uống quá nhiều rượu.
- Nếu tê bì chân tay do thiếu Vitamin, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành bổ sung hợp lý.