Lưng tôm hay còn gọi là gù lưng, là một tình trạng phổ biến ở người trưởng thành, có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt không đúng tư thế hoặc do các vấn đề xương khớp. Chúng ta cùng tìm hiểu về tình trạng này để nhận biết và điều trị kịp thời.
Lưng tôm là gì?
Lưng tôm hay gù lưng (Kyphosis trong tiếng Anh) là tình trạng cột sống bị cong về phía trước quá mức, gây biến dạng ở phần lưng trên. Thông thường, vùng lưng trên của cột sống có một đoạn cong nhẹ để nâng đỡ đầu và giảm áp lực từ các va chạm. Tuy nhiên, người mắc lưng tôm sẽ có phần lưng cong hơn 50 độ, làm cho đầu bị chùng xuống.
Bệnh lý này có thể được phân loại thành các dạng sau:
- Gù lưng tôm bẩm sinh: Đốt sống cổ của trẻ sơ sinh có hình dạng hoặc số lượng bất thường.
- Gù lưng tôm tư thế: Tình trạng cột sống cong mặc dù các đốt sống có hình dạng bình thường, xảy ra ở giai đoạn thiếu niên và ở phụ nữ.
- Gù lưng tôm Scheuermann: Các đốt sống có hình chêm hoặc hình tam giác (thay vì hình hộp hoặc hình chữ nhật) ảnh hưởng đến cấu trúc đốt sống, làm cho cột sống bị cong.
Lưng tôm là tình trạng cột sống bị cong về phía trước
Nguyên nhân gây bệnh lưng tôm là gì?
Nguyên nhân gây gù lưng tôm có thể làm thay đổi cấu trúc của cột sống, mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp phòng tránh hiệu quả tình trạng lưng tôm.
Thoái hóa đĩa đệm
Đĩa đệm giữa các đốt sống giống như một “tấm đệm” hấp thụ xung động và giảm xóc cho cột sống.
Quá trình lão hóa hoặc viêm nhiễm có thể làm đĩa đệm mất nước và co lại, làm cho các đốt sống gần nhau hơn. Đây là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến gù lưng tôm.
Đĩa đệm giữa các đốt sống giống như một “tấm đệm” hấp thụ xung động
Loãng xương (Osteoporosis)
Loãng xương là tình trạng mất mật độ xương và làm mỏng xương theo thời gian, khiến cột sống biến dạng và cong hơn.
Loãng xương thường xảy ra ở người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh và người sử dụng Corticosteroid trong thời gian dài.
Loãng xương là tình trạng mất mật độ xương
Các bệnh lý về xương
Các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, bệnh Scheuermann có thể làm cột sống bị cong, gây gù lưng tôm.
Nhiều bệnh lý khác như hội chứng Ehlers-Danlos, hội chứng Marfan, bệnh Prader-Willi cũng có thể gây ra tình trạng này.
Sai tư thế
Sai tư thế là một trong những nguyên nhân phổ biến gây gù lưng tôm.
Thói quen xấu như đứng, ngồi không thẳng lưng, cúi người về phía trước khi ngồi, mang vác ba lô hay vật nặng có thể áp lực lên cột sống, khiến cột sống cong dần theo thời gian, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn xương đang phát triển.
Sai tư thế là một trong những nguyên nhân phổ biến gây gù lưng tôm
Chấn thương cột sống
Gãy đốt sống do va đập hoặc xương bị suy yếu và bị nén quá nhiều có thể tác động đến cấu trúc cột sống, dẫn đến tình trạng lưng tôm hoặc vẹo cột sống.
Ung thư
Khối u tạo thành do sự phát triển bất thường của những tế bào mô ở màng ngoài/trong tủy sống có thể làm yếu cột sống và làm biến dạng cột sống.
Hóa trị, xạ trị trong quá trình điều trị ung thư cũng có thể tác động đến chất lượng xương khớp, tăng rủi ro bị lưng tôm.
Sau phẫu thuật
Trong quá trình thực hiện phẫu thuật cắt đốt sống, cắt đốt sống sau,… các dây chằng và lớp đệm bị loại trừ, tác động đến độ cong của cột sống và có thể gây lưng tôm.
Dị tật bẩm sinh
Thai nhi gặp tình trạng bất thường ở cột sống hoặc đốt sống bị dính lại trong quá trình hình thành có thể gây dị tật cột sống bẩm sinh, khiến lưng bị gù khi trưởng thành và tăng nguy cơ ảnh hưởng đến các cơ quan như tim, phổi, não,…
Thai nhi gặp tình trạng bất thường ở cột sống
Các dấu hiệu bệnh gù lưng tôm
Để nhận định bạn có đang mắc phải tình trạng lưng tôm hay không, bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:
- Cột sống cong về phía trước, tư thế người có chiều hướng khom về phía trước, tạo cảm giác như đang cúi gập người.
- Có thể nhìn thấy một gò lưng cao bất thường ở phần trên của cột sống.
- Lưng bị đau nhức, cơ bắp mệt mỏi, đặc biệt là ở phần lưng và sau đùi.
- Bị cứng cơ, ngứa ngáy hoặc tê bì ở vùng lưng.
- Gặp khó khăn trong điều chỉnh tư thế thẳng lưng, giảm khả năng vận động, cơ thể mất đi tính linh hoạt.
- Di chuyển trở nên khó khăn, cơ thể mệt mỏi, chức năng tiểu tiện bị ảnh hưởng.
Di chuyển trở nên khó khăn, cơ thể mệt mỏi
Những ảnh hưởng của bệnh lưng tôm với người bệnh
Hậu quả bệnh lưng tôm có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh ở từng người. Dưới đây là các hậu quả thường gặp:
- Dáng đi trở nên xấu, phần đầu có xu hướng nghiêng về phía trước, cột sống lưng nghiêng lên cao, nhìn người bệnh như đang gập người. Bệnh làm ảnh hưởng đến ngoại hình, khiến người bệnh cảm thấy tự ti.
- Bên cạnh hệ tiêu hóa, sự thay đổi cấu trúc của cột sống cũng tạo áp lực lên các cơ quan xung quanh như phổi, tim,…
- Gây ra cảm giác tê bì và đau đớn, làm tăng sự không thoải mái cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Cơ lưng của những người bệnh lưng tôm thường suy yếu, gây ra tác động đến khả năng vận động, làm cho các hoạt động như đi lại, đứng dậy, ngồi xuống, nằm xuống…trở nên khó khăn.
- Khi cột sống bị cong, bệnh nhân thường có tư thế ngồi làm phần bụng gập lại, gây trở ngại cho hoạt động của các cơ quan tiêu hóa và gây những biểu hiện như đau dạ dày, khó tiêu, ợ nóng, trào ngược axit,…
Bên cạnh ảnh hưởng đối với hệ tiêu hóa, sự thay đổi cấu trúc của cột sống cũng gây áp lực lên các cơ quan lân cận như phổi, tim,…
Các phương pháp điều trị bệnh lưng tôm hiệu quả
Có những phương pháp nào điều trị bệnh lưng tôm? Dưới đây là những cách điều trị thường được chuyên gia áp dụng.
Điều trị bệnh lưng tôm bằng thuốc
Khi phát hiện người bệnh mắc lưng tôm, bác sĩ tư vấn sử dụng một số loại thuốc phù hợp với các triệu chứng cụ thể. Các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen, Naproxen Natri, Acetaminophen thường được kê đơn để giảm đau nhức và cải thiện tình trạng lưng tôm.
Nếu nguyên nhân gây lưng tôm là do loãng xương, bác sĩ có thể đề xuất điều trị loãng xương. Điều này bao gồm sử dụng các loại thuốc tăng cường mật độ xương nhằm ngăn chặn gãy nén đốt sống, là biến chứng tiềm ẩn dẫn đến lưng tôm.
Điều trị lưng tôm bằng phẫu thuật
Đây là phương pháp được áp dụng khi bệnh trở nên nghiêm trọng, gây đau đớn và cản trở sinh hoạt bình thường hoặc khi có các vấn đề như chèn ép tủy sống, rễ thần kinh, sự xuất hiện của khối u hay nhiễm trùng. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể quyết định thực hiện phẫu thuật để điều trị lưng tôm.
Đây là phương pháp được áp dụng khi bệnh trở nên nghiêm trọng
Các phương pháp trị liệu khác
Để tăng hiệu quả của quá trình điều trị lưng tôm, ngoài việc sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật, có những phương pháp hỗ trợ dưới đây sẽ giúp nâng cao kết quả.
Sử dụng nẹp, dụng cụ hỗ trợ
Người bệnh lưng tôm Scheuermann hoặc trẻ em, thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển được khuyến khích sử dụng nẹp lưng để duy trì tư thế thẳng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Lựa chọn dụng cụ và thời gian sử dụng thích hợp tùy thuộc vào đặc điểm và tình trạng của từng người được bác sĩ tư vấn.
Khuyến khích sử dụng nẹp lưng để duy trì tư thế thẳng
Vật lý trị liệu
Người bệnh thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia để cải thiện biến dạng cột sống và giảm đau nhức. Các bài tập bao gồm kéo giãn cơ thể, tăng cường cơ bắp vùng bụng, lưng và cơ đùi sau, cũng như phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (chiropractic).
Thay đổi tư thế ngồi
Duy trì tư thế ngồi đúng, tránh gây mệt mỏi lưng và vai gáy, bệnh nhân cần chú ý đến những điều sau: giữ vai thoải mái, duy trì tư thế thẳng, giữ mắt hướng về phía trước; giữ hai chân thả lỏng, bắp chân và đầu gối tạo góc 90 độ, tránh bắt chéo chân hoặc mắt cá chân; đảm bảo phần mông chạm vào ghế và trọng lượng được phân bố đều ở cả hai bên hông.
Tránh ngồi quá lâu, thường xuyên kéo dãn cơ và đi lại trong khoảng 1-2 phút sau mỗi giờ làm việc liên tục. Đối với thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, duy trì tư thế đúng từ sớm rất quan trọng để tránh vấn đề tiềm ẩn trong tương lai.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống phù hợp có thể cung cấp dưỡng chất để hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Bổ sung thức ăn giàu vitamin D và canxi, chất hỗ trợ hấp thụ canxi như bông cải, đậu nành, hạt hạnh nhân, cá ngừ, cam, rau chân vịt…là những lựa chọn có lợi cho xương.
Tập thể dục, yoga thường xuyên
Tập luyện đúng cách và hợp lý hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe của cơ ở lưng, duy trì cột sống khỏe mạnh và hỗ trợ điều chỉnh tư thế. Bài tập như đi bộ, chạy bộ, bơi lội…có thể kết hợp với các bài tập yoga phù hợp cho người bệnh lưng tôm.
Tập luyện đúng cách và hợp lý hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe của cơ ở lưng
Cách phòng ngừa bệnh lưng tôm đơn giản
Để đề phòng tình trạng lưng tôm từ sớm, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Duy trì tư thế đứng và ngồi sao cho lưng và vai luôn thẳng, tránh tư thế buông thõng vai. Nếu phải ngồi lâu, nên di chuyển và vận động nhẹ nhàng để giảm áp lực lên cột sống.
- Hạn chế mang vác đồ nặng, bạn nên chắc chắn động tác nâng đồ đúng cách để giảm áp lực lên cột sống. Sử dụng cặp sách thiết kế chống gù lưng là lựa chọn hữu ích.
- Tập thể dục đều đặn với cường độ phù hợp để tăng cường sự linh hoạt của cột sống, tăng sức khỏe cơ bụng và cơ lưng nhờ các hoạt động như bơi lội, chạy bộ, tập yoga.
- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý để giảm áp lực lên cột sống.
- Chọn mua đệm có công năng duy trì tư thế thẳng lưng khi bạn đang ngủ.
Xem thêm: 5 Cách giảm đau dây chằng nhanh chóng
Nguồn tổng hợp:
https://www.healthline.com/health/kyphosis