Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, nó làm cho xương bị yếu đi, cấu trúc xương bị tổn hại làm cho xương giòn, dễ gãy và hậu quả cuối cùng là gãy xương.
Gãy xương là một biến chứng nặng nề của loãng xương: 20% gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu, 50% mất khả năng đi lại, 25% cần sự trợ giúp của y tá chăm sóc tại nhà, chi phí điều trị cực kỳ tốn kém.
Vì vậy việc phát hiện và điều trị loãng xương sớm là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
Hiện nay, tỉ lệ loãng xương trong cộng đồng rất cao: cứ 3 người phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người bị loãng xương, tỉ lệ này ở nam là 1/10.
Nguyên nhân gây loãng xương
Tuổi tác gây ra loãng xương bởi mật độ xương đạt đến đỉnh điểm khi đến 20 tuổi và nó bắt đầu yếu đi vào khoảng 35 tuổi. Lúc này xương bị phá vỡ nhanh hơn so với việc xây dựng lại. Loãng xương có thể phát triển nếu sự phân hủy này xảy ra quá mức. Chính cơ thể liên tục hấp thụ mô xương cũ và tạo ra xương mới để duy trì mật độ, sức mạnh và tính toàn vẹn cấu trúc của xương
Giảm hormone sinh dục: nếu nồng độ estrogen thấp hơn dường như khiến xương khó tái tạo. Phụ nữ, nhất là giai đoạn mãn kinh dễ loãng xương hơn. Loãng xương ảnh hưởng đến cả nam và nữ nhưng nó có khả năng xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ sau khi mãn kinh do sự giảm đột ngột của estrogen. Estrogen thường bảo vệ phụ nữ chống lại bệnh loãng xương. Khi đến 50 tuổi, 1 trong 3 phụ nữ và 1/5 nam giới sẽ bị gãy xương do loãng xương.
Yếu tố di truyền cũng quyết định đến sự hình thành bệnh loãng xương. Các nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền quyết định mạnh mẽ đến mật độ xương. Nếu trong gia đình có người thân bị chẩn đoán gãy xương hông hoặc loãng xương khiến khả năng bị loãng xương cao hơn.
Người da trắng và người châu Á có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các dân tộc khác. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu những gen nào chịu trách nhiệm hình thành và mất xương với hy vọng rằng điều này có thể đưa ra phương pháp điều trị loãng xương mới trong tương lai.
Ít tập thể dục, thường căng thẳng, sử dụng một số loại thuốc điều trị có tác dụng phụ làm thay đổi nồng độ hormone và một số loại thuốc làm giảm khối lượng xương.
Người bị bệnh cường giáp, cường cận giáp và hội chứng Cushing, một số bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp, một rối loạn tuyến thượng thận, rối loạn tuyến yên, thiếu hụt estrogen hoặc testosterone, các vấn đề về hấp thụ khoáng chất, chẳng hạn như bệnh celiac cũng ảnh hưởng đến nồng độ hormone gây loãng xương.
Các loại thuốc làm tăng nguy cơ bao gồm: glucocorticoid và corticosteroid, bao gồm prednisone và prednisolone, hormone tuyến giáp, thuốc chống đông máu và chất làm loãng máu, bao gồm heparin và warfarin, thuốc ức chế bơm proton (PPI) và các thuốc kháng axit khác có ảnh hưởng xấu đến tình trạng khoáng chất.
Một số loại thuốc chống trầm cảm, một số loại thuốc vitamin A (retinoid), thuốc lợi tiểu thiazid, thiazolidinediones, được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2, vì chúng làm giảm sự hình thành xương.
Một số tác nhân ức chế miễn dịch, chẳng hạn như cyclosporin, làm tăng cả quá trình hủy và hình thành xương. Chất ức chế aromatase và các phương pháp điều trị khác làm suy giảm hormone sinh dục, chẳng hạn như anastrozole hoặc Arimidex.
Một số tác nhân hóa trị liệu, bao gồm letrozole (Femara), được sử dụng để điều trị ung thư vú và leuprorelin (Lupron) cho ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh khác. Loãng xương do glucocorticoid là loại loãng xương phổ biến nhất phát triển do sử dụng thuốc.
Dấu hiệu loãng xương
1.Giảm chiều cao so với lúc trẻ (giảm từ 2cm)
Một trong những triệu chứng nguy hiểm và phổ biến trong loãng xương là gãy nén đốt sống. Đây là tình trạng các đốt sống ở xương cột sống bị nén, ép tạo thành những vết gãy nhỏ gây đau nhức, khó đi lại và nghiêm trọng hơn là giảm chiều cao từ 2cm trở lên.
Bệnh loãng xương gây suy giảm các mô xương và mật độ xương, từ đó làm gia tăng nguy cơ gãy đốt sống khi người bệnh vận động hoặc khiêng vác các vật nặng.
2. Gãy xương sau chấn thương nhẹ
Xương cũng giống như các cấu trúc khác trong cơ thể, chúng liên tục diễn ra quá trình tạo xương và huỷ xương. Ở người bệnh loãng xương, quá trình tạo xương bị suy giảm, không theo kịp tốc độ mất xương, khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.
Gãy xương là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân bị loãng xương. Gãy xương có thể xảy ra khi té ngã hay va đập mạnh, thậm chí khi bệnh tiến triển nặng thì việc hắt hơi hoặc ho mạnh cũng có thể làm xương bị gãy.
3. Đau lưng cấp và mạn tính
Loãng xương gây gãy nén đốt sống hoặc gãy xương sống. Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội hoặc có khi đau âm ỉ ở lưng, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn khi cố gắng vận động hoặc khiêng vác vật nặng. Đồng thời cơn đau có thể khiến người bệnh không thể đứng thẳng lưng.
Đau lưng cấp tính thường xuất hiện đột ngột với những triệu chứng nghiêm trọng trong vòng vài ngày đến vài tuần. Đau có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
4. Đau dọc các xương dài, đặc biệt xương cẳng chân
Tình trạng đau mỏi dọc các xương dài như xương cánh tay, xương cẳng chân là dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân loãng xương. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức, mỏi nhiều đặc biệt ở các xương dài.
Đây là triệu chứng của việc giảm mật độ xương, tình trạng này ảnh hưởng đến các xương dài khiến chúng dễ gãy hơn. Bên cạnh đó, gãy xương dài chỉ xảy ra ở phần đầu xương và không gãy ở phần giữa xương, khiến người bệnh có cảm giác đau dọc các xương dài.
5. Hay đau mỏi cơ, chuột rút
Chuột rút và đau mỏi cơ là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu hụt canxi. Trong khi đó, thiếu canxi trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ loãng xương.
Ngoài ra, loãng xương còn gây nên nứt gãy xương cột sống, khiến các dây thần kinh trong cột sống bị chèn ép dẫn đến rối loạn thần kinh cơ, từ đó có thể dẫn đến đau mỏi cơ.
6. Gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực, thay đổi tư thế
Gãy nén cột sống gây xẹp lún xương cột sống, làm biến dạng và thay đổi chiều dài cột sống, khiến lưng gù và khom hơn bình thường.
Tình trạng gù vẹo cột sống có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và thể tích lồng ngực, làm tăng áp lực đường thở và hạn chế khả năng mở rộng của phổi, từ đó khiến người bệnh hay cảm thấy mệt mỏi, khó thở, chóng mặt,…
Chẩn đoán loãng xương
Cách phát hiện loãng xương sẽ được bác sĩ sẽ xem xét tiền sử gia đình và bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Nếu nghi ngờ bị loãng xương, người bệnh được chụp mật độ khoáng xương (BMD).
Quét mật độ xương sử dụng một loại tia X được gọi là phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA). DEXA có thể chỉ ra nguy cơ gãy xương do loãng xương. Nó cũng có thể giúp theo dõi phản ứng của một người với việc điều trị.
Hai loại thiết bị có thể thực hiện quét DEXA:
Thiết bị trung tâm: Đây là phương pháp quét tại bệnh viện để đo mật độ khoáng xương hông và xương sống trong khi cá nhân nằm trên bàn.
Thiết bị ngoại vi: Đây là một máy di động kiểm tra xương ở cổ tay, gót chân hoặc ngón tay.
Kết quả kiểm tra DEXA: Các bác sĩ đưa ra kết quả xét nghiệm dưới dạng điểm DEXA T hoặc điểm Z. Điểm T so sánh khối lượng xương của một cá nhân với khối lượng xương đỉnh của một người trẻ hơn.
-1.0 trở lên cho thấy sức mạnh của xương tốt từ -1,1 đến -2,4 gợi ý mất xương nhẹ (giảm xương) -2,5 trở xuống cho thấy loãng xương Điểm Z so sánh khối lượng xương với khối lượng xương của những người khác có cùng thể trạng và độ tuổi.
Bác sĩ thường sẽ lặp lại xét nghiệm 2 năm một lần vì điều này cho phép họ so sánh kết quả.
Các bài kiểm tra khác Siêu âm xương gót chân cũng là một phương pháp khác mà bác sĩ sử dụng để đánh giá chứng loãng xương. Tuy nhiên, nó ít phổ biến hơn DEXA và các bác sĩ không thể so sánh các phép đo với điểm số T của DEXA.
Các biến chứng loãng xương Khi xương trở nên yếu hơn, gãy xương xảy ra thường xuyên hơn và theo tuổi tác, chúng mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Điều này có thể dẫn đến đau liên tục và mất tầm vóc do xương ở cột sống bắt đầu xẹp xuống. Một số người mất nhiều thời gian để hồi phục sau khi bị gãy xương hông, và những người khác có thể không còn khả năng sống độc lập.
Đọc thêm: 4 DẤU HIỆU CỦA VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP