Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc làm dịu các cơn đau khớp, kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh Gout. Để xây dựng một chế ăn khoa học và hợp lý, người bệnh cần tuân thủ nhiều nguyên tắc khác nhau để biết cách lựa chọn, kết hợp và chế biến món ăn khoa học.
Vậy thực đơn cho người bị Gout phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Các bạn có thể tham khảo gợi ý thực đơn 7 ngày cho người bệnh Gout qua bài viết sau của Traulen nhé.
Bạn biết gì về bệnh Gout?
Gout là bệnh viêm khớp do rối loạn chuyển hóa thường gặp, xảy ra khi thận không thể lọc axit uric trong máu để thải ra bên ngoài và liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống. Axit uric tích tụ đến nồng độ cao sẽ lắng đọng tạo thành các tinh thể muối urat natri hoặc tinh thể axit uric, nếu tập trung ở các khớp sẽ khiến khớp bị viêm, sưng đau, gây ra bệnh Gout.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào đến bệnh Gout?
Hầu hết các axit uric được sinh ra trong cơ thể. Đối với người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric hiệu quả nên tiêu thụ quá nhiều purin sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn đau gout. Do đó, thực đơn cho người bệnh gout chỉ cần hạn chế những thực phẩm nhiều purines để phòng ngừa các cơn gout.
Thừa cân cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Nên giảm cân sẽ làm giảm axit uric trong cơ thể. Nếu tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa purin cao, bởi đây là chất phân hủy thành axit uric trong cơ thể, sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải một đợt đau gout cấp tính. Do đó, người bị gout nên tránh các loại thịt có nhiều purin như tạng động vật, thịt đỏ, thịt xông khói, cá, tôm, cua, sò điệp… Thực phẩm người bị gout có thể ăn là trứng, hoa quả, ngũ cốc nguyên cám,…
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh Gout
Xây dựng được một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và phù hợp sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị; hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit uric; giữ cân nặng ở mức cho phép và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Chế độ ăn của người bị gout rất quan trọng trong việc điều trị bệnh hay có nguy cơ bùng phát bệnh. Đa số người bệnh gout đều lo lắng vì phần lớn những thực phẩm phổ biến đều có nhiều purines hoặc fructose

Người bệnh Gout nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Để xây dựng thực đơn hàng ngày cho người bị bệnh gút, cần nắm một số nguyên tắc:
- Nhận diện được bệnh gout nên kiêng gì và bị bệnh gout nên ăn gì.
- Ăn các thực phẩm lành mạnh với lượng vừa phải, tránh lạm dụng. Cụ thể là: cá nước ngọt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, thịt trắng, sữa ít béo…
- Tránh thực phẩm chứa nhiều nhân purin; hạn chế thực phẩm chứa lượng nhân purin ít hoặc trung bình. Hạn chế: thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản có vỏ, bánh kẹo ngọt…
- Đảm bảo đủ lượng nước cần thiết. Hạn chế đồ uống có cồn, nước ngọt…
- Lượng muối trong ngày phải dưới 5g
- Các loại cá sông (cá chép, cá diêu hồng), cá đồng (cá rô), thịt trắng (ức gà),… có hàm lượng ít purin, vẫn có thể sử dụng để cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể, hàm lượng khuyến cáo là 50 – 100g protein/ngày
- Tinh bột (gạo, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc…) là thực phẩm thiết yếu của mỗi người, kể cả người bệnh gout. Tinh bột chứa một lượng purin an toàn làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu.
- Bổ sung rau xanh, trái cây để đào thải axit uric trong máu như cherry, trái cây, cải bẹ xanh, súp lơ…
- Sử dụng dầu có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu lạc, dầu mè….để giảm bớt lượng chất béo.
- Nên chế biến thức ăn bằng cách hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ, không dùng nước luộc thịt.
Chế độ ăn cho người bị bệnh Gout trong 1 tuần
Dưới đây là một số thực đơn cho người bệnh Gout mà bạn có thể tham khảo lựa chọn. Lưu ý chỉ được áp dụng với những trường hợp không bị dị ứng với các loại thực phẩm trong thực đơn.
Thực đơn 1:
- Bữa sáng: Người bệnh có thể lựa chọn 1 bắp ngô luộc kết hợp với sữa tách béo ít đường(180ml).
- Bữa trưa: 2 bát cơm trắng nhỏ, 1 bát salad rau trộn với trứng luộc, 1 bát nhỏ canh rau cải. Sau bữa ăn, có thể tráng miệng với 1 quả chuối.
- Bữa tối: Cơm trắng(1 đến 1,5 bát nhỏ), cá hồi sốt cà chua(100g), 1 bát canh rau cần và 1 hộp sữa chua.
Thực đơn 2:
- Bữa sáng: Cháo thịt nạc băm(1 bát vừa), một nửa quả táo.
- Bữa trưa: Cơm trắng(1 bát con), tôm rang (40g), rau cải luộc(200g).
- Bữa tối: 1,5 bát cơm trắng ăn kèm với 100g thịt nạc rang, cà rốt và su hào luộc(100g). Sau bữa ăn, có thể tráng miệng với dứa (khoảng 1/3 quả).
Thực đơn 3:
- Bữa sáng: 1 bánh mỳ kẹp chả; rau và dưa chuột; 180ml sữa tách béo ít đường
- Bữa trưa: 1,5 bát cơm trắng; 40g tôm rang; 100g bông cải luộc; 1 hộp sữa chua
- Bữa tối: 1,5 bát cơm trắng; 100g sườn non xào chua ngọt; 1 bát con canh rau ngót; Dưa hấu tráng miệng
Thực đơn 4:
- Bữa sáng: 1 bát phở gà
- Bữa trưa: 2 bát cơm gạo trắng, 30g thịt lợn băm, một nửa bìa đậu rán và khoảng 200g rau củ luộc
- Bữa tối: Cơm trắng(1,5 bát con), thịt ba chỉ luộc(100g), canh bí đỏ(150g)
Thực đơn 5:
- Bữa sáng: 1 suất bánh cuốn kết hợp với sữa tách béo(180ml).
- Bữa trưa: Cơm gạo trắng(2 bát con), thịt nạc băm hấp(100g), 1 bát canh rau đay nấu cùng mồng tơi.
- Bữa tối: Cơm trắng(1,5 bát con), 100g thịt luộc, đậu hà lan hấp(100g)
Thực đơn 6:
- Bữa sáng: 1 bát nhỏ cháo đậu xanh; 180ml nước cam
- Bữa trưa: 2 bát cơm trắng; 50g lạc rang;p 1 bát canh bí xanh nấu thịt bằm; 1/2 quả xoài
- Bữa tối: 100g cá hấp; 1 quả trứng xào mướp đắng; 1 bát canh rau muống; Chuối tráng miệng
Thực đơn 7:
- Bữa sáng: 1 suất bún chả; 1/2 quả táo
- Bữa trưa: 1 bát cơm tấm; 100g cá bống kho; 150g củ cải luộc; Bưởi tráng miệng
- Bữa tối: 1 bát cơm trắng; 100g thịt lợn nướng; 1 bát con salad rau quả trộn dầu oliu; Thanh long tráng miệng
Thói quen tốt cho bệnh nhân Gout
Khi mắc phải bệnh gout thì chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng để có thể chung sống hòa bình và chiến đấu với căn bệnh này. Bên cạnh dinh dưỡng, hãy tạo thói quen tốt cho bệnh gout với những lưu ý dưới đây:
Giảm cân
Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh Gout. Bởi cân nặng dư thừa sẽ khiến cơ thể bạn kháng với insulin nhiều hơn. Trong những trường hợp này, cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường khỏi máu. Nên nếu kháng insulin cao cũng sẽ thúc đẩy nồng độ axit uric cao. Nghiên cứu cho thấy giảm cân có thể giúp giảm kháng insulin và giảm nồng độ axit uric, nhưng nên giảm cân một cách khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý, nếu ăn kiêng sai cách, sụt cân quá nhanh cũng khiến cơ thể bạn gặp các cơ gout nhanh hơn.

Giảm cân khoa học để hạn chế tác hại của bệnh Gout
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên là một cách khoa học để ngăn ngừa các cơn gout, giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, giữ nồng độ axit uric ở mức thấp.
Uống đủ nước
Nên cung cấp đủ lượng nước hằng ngày để làm giảm nguy cơ bị bệnh gout. Nước giúp cơ thể loại bỏ axit uric dư thừa trong máu, thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Chưa kể nếu bạn tập thể dục nhiều thì cần cung cấp đủ nước cho cơ thể hơn bởi vì bạn có thể mất nhiều nước qua mồ hôi.
Bổ sung vitamin C
Nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin C vừa đủ có thể giúp thận loại bỏ nhiều axit uric trong nước tiểu, ngăn ngừa các cơn Gout.
Tránh xa chất kích thích
Hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia… để tránh lượng axit uric tích tụ và hình thành các tinh thể rắn trong khớp.