Đau đốt sống lưng là triệu chứng tưởng chừng chỉ gặp ở người lớn tuổi, thế nhưng trên thực tế, bệnh đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Những cơn đau có thể diễn ra ở các vị trí khác nhau dọc theo đốt sống lưng gây nên nhiều bất tiện, khó chịu và phiền toái cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nguy hiểm hơn, đau đốt sống lưng còn có thể là sự cảnh báo cho một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm khác mà chúng ta không thể bỏ qua.
Đau đốt sống thắt lưng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và để điều trị dứt điểm thì cần phải xác định được đúng nguyên nhân gây đau. Tìm hiểu về tình trạng đau đốt sống ở vùng lưng sẽ giúp bạn có biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả.
Vì thế, người bệnh không nên “xem nhẹ” tình trạng này, cần thăm khám càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng nặng. Vậy nguyên nhân của đau đốt sống lưng là gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Traulen nhé!
Đau đốt sống lưng diễn ra như thế nào?
Đốt sống lưng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người bởi đây là trụ cột nâng đỡ giúp chúng ta có thể đi đứng thẳng, đồng thời, còn là nơi chứa hệ thống dây thần kinh, dây chằng để điều khiển hoạt động và giúp gắn kết xương khớp.
Đau đốt sồng lưng là các cơn đau tê âm ỉ hoặc dữ dội hoặc kèm theo cảm giác nóng rát dọc theo đốt sống lưng, một số trường hợp cảm giác đau có thể lan xuống vùng xương chậu, các chi hoặc gây tê bì chân tay hoặc yếu cơ.
Tùy theo vị trí đau, bác sĩ sẽ phân thành 4 khu vực chính gồm đau lưng trên, đau lưng dưới, đau lưng giữa, đau lưng một bên (phải hoặc trái). Ngoài ra, đau lưng còn được phân thành 2 loại tùy theo thời gian đau của người bệnh, cụ thể:
- Đau lưng cấp tính: Tình trạng này thường bắt đầu đột ngột, có thể kéo dài tới 6 tuần.
- Đau lưng mạn tính: Các cơn đau phát triển trong một thời gian dài, thường kéo dài hơn 3 tháng.
Tình trạng đau này có thể xuất phát từ các vấn đề ở cơ, xương, khớp, dây thần kinh hoặc từ những bộ phận cấu thành cột sống. Nhiều trường hợp có thể là do ảnh hưởng từ cấu trúc khác bên trong cơ thể như động mạch chủ, tuyến tụy, túi mật hoặc thận.
Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với nam giới. Đây cũng là bệnh dễ gặp, thường ở những người lớn tuổi do sự thoái hóa tự nhiên của xương khớp song hiện nay, nhiều người trẻ tuổi cũng bị mắc.
Các biểu hiện thường gặp của đau đốt sống lưng
Những cơn đau có thể xuất hiện ở những thời điểm khác và vị trí khác nhau, phổ biến thường là:
Đau đốt sống ở lưng sau đó lan lên đốt sống cổ, vùng 2 bên bả vai hay xuống phía lưng dưới.
Đau đốt sống giữa lưng rồi lan rộng ra các vùng lân cận như cơ lưng trên hoặc dưới hay 2 bên sườn.
Đau dọc sống lưng ở tất cả các đốt đi kèm cơn tức ngực.
Đau nhói đốt sống vùng thắt lưng.
Các cơn đau đốt sống ở lưng diễn ra nhiều hơn khi vận động, cúi người, chạy bộ,… hoặc ấn mạnh.

Đau đốt sống lưng là bệnh mãn tính xảy ra khi đĩa đệm và khớp bị thoái hoá, gai xương phát triển lên đốt sống lưng
Nguyên nhân
Đau đốt sống lưng thường là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt các vấn đề liên quan đến xương khớp. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đốt sống vùng lưng có thể kể đến bao gồm:
Chấn thương là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây ra các cơn đau đốt sống vùng lưng do tai nạn trong sinh hoạt, lao động, chơi thể thao hoặc trong lúc điều khiển phương tiện giao thông.
Do tính chất công việc thường xuyên mang vác nặng hoặc ngồi sai tư thế trong một thời gian kéo dài và liên tục có thể làm tổn thương các đốt sống lưng và gây đau.
Thay đổi nội tiết tố đặc biệt ở phụ nữ mang thai hoặc béo phì gây nên áp lực lớn và dẫn đến tình trạng đau đốt sống vùng lưng.
Các bệnh về xương khớp có triệu chứng đau đốt sống vùng lưng mà bạn cần phải lưu ý như giãn dây chằng đốt sống lưng, viêm đốt sống lưng, vẹo đốt sống, viêm tủy sống, u tủy, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, thoái hóa đốt sống,…
Tuổi tác: Các cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên hơn ở người lớn tuổi, phổ biến ở người trên 40 tuổi.
Lười vận động: Thói quen lười vận động làm cho các cơ dần yếu đi , đặc biệt là cơ bụng và cơ lưngcó thể dẫn tới các cơn đau đốt sống lưng cho người bệnh.
Thừa cân, béo phì: Tình trạng này sẽ tạo nhiều áp lực lên cho cơ thể, đặc biệt làm vùng lưng bị căng thẳng quá mức khi vận động, di chuyển nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau đốt sống lưng.
Bệnh lý: Một số bệnh lý có thể kích hoạt các cơn đau đốt sống lưng như viêm khớp, Zona, hội chứng chùm đuôi ngựa, rối loạn giấc ngủ, bệnh nhiễm trùng…
Vấn đề về tâm lý: Cảm giác đau mỏi lưng của bạn có thể là hội chứng đau mỏi cơ do tâm lý ( gây ra. Những áp lực, lo âu, căng thẳng trong công việc, gia đình, cuộc sống, học đường đều có thể làm xáo trộn hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Khi đó, mạch máu co lại khiến máu không lưu thông đủ tới vùng liên quan, một số cơ, thần kinh hay dây chằng sẽ bị thiếu oxy, gây ra cảm giác đau nhức.
- Hút thuốc: Những người có thói quen hút thuốc là thường dễ bị đau lưng hơn người bình thường. Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến cột sống, giảm mật độ xương, làm tăng nguy cơ loãng xương.
Ngoài ra, việc ăn uống thiếu chất, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, thức uống có cồn, nước ngọt, lười vận động, căng thẳng, lo lắng trong thời gian dài,… cũng có thể bị đau đốt sống lưng.
>>> Xem thêm: Giải đáp các thắc mắc về bệnh viêm khớp ở người cao tuổi
Các biện pháp hỗ trợ điều trị đau đốt sống lưng hiệu quả
Các cơn đau đốt sống ở bất kỳ vị trí nào cũng đều gây nên những hạn chế đến hoạt động sinh hoạt, làm ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Để giảm các cơn đau lưng nhanh chóng, hiệu quả và an toàn, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ dưới đây.
Bấm huyệt, xoa bóp
Một trong những phương pháp phổ biến và an toàn để giảm các cơn đau đốt sống ở lưng mà bạn không thể bỏ qua là xoa bóp, bấm huyệt. Các huyệt đạo trên cơ thể đều có sự liên kết mật thiết với các dây thần kinh, tác động đến đốt sống lưng, có tác dụng làm giảm nhanh cơn đau.
Bạn có thể xoa bóp vùng lưng bằng phương pháp thủ công kết hợp một số thiết bị massage hiện đại sẽ cho tác dụng nhanh và hiệu quả hơn.
Các bài tập kéo giãn cột sống
Những bài tập kéo giãn cột sống có tác dụng cải thiện độ dẻo dai và bền bỉ của cơ thể, làm giảm các cơn đau đốt sống ở vùng lưng rất hiệu quả. Tuy nhiên, cần chú ý đến những bài tập làm giãn cơ nhẹ nhàng, không tập quá sức sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Sử dụng máy tạo sóng xung kích trong vật lý trị liệu giúp điều trị đau đốt sống
Chỉnh tư thế ngồi dậy khi bước chân ra khỏi giường
Bạn nên nằm trên giường, dành 1-2 phút để vươn vai, duỗi cơ thể để các cơ được thư giãn. Sau đó hãy nghiêng người sang một bên, chống tay xuống giường, bước chân xuống đất từ từ đồng thời dùng tay đẩy cơ thể ngồi dậy. Cách này giúp việc ngồi dậy được thực hiện từ từ, không làm cơ bị co rút, hơn nữa vì trước đó bạn đã nằm ngủ cả đêm, cột sống không được vận động nhiều nên cho xương khớp được thả lỏng sẽ làm giảm đau lưng.
Tắm nước ấm khi ngủ dậy
Tắm nước ấm vào buổi sáng giúp lưu thông máu, làm giảm tình trạng cơ bị co cứng và làm dịu cơn đau lưng.
Nằm ngửa khi ngủ
Nằm nghiêng hoặc nằm sấp khiến cột sống cong lại, khung xương lưng, thắt lưng hay xương chậu bị vặn vẹo và tạo áp lực lên cột sống. Sau một thời gian, thói quen này sẽ gây nên các cơn đau lưng khi ngủ. Do vậy, thay vì nằm nghiêng, nằm sấp thì bạn nên nằm ngửa để giúp lưng được thẳng và không bị áp lực đè nén.
Nghỉ ngơi
Cơn đau lưng thường xuất phát từ việc mang nặng, hoạt động quá sức. Chính vì vậy bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.
Chườm nóng hoặc lạnh
Khi xuất hiện các cơn đau đốt sống ở lưng, bạn có thể sử dụng túi chườm với chất liệu an toàn, nước ấm hoặc đá lạnh rồi đặt lên vị trí bị đau. Đây là cách hiệu quả để giảm đau được nhiều người áp dụng không chỉ ở vùng lưng mà còn ở nhiều vị trí khác trên cơ thể.

Chườm nóng hoặc lạnh nhằm giảm cơn đau đốt sống lưng và các vị trí khác
Phòng ngừa đau đốt sống lưng bằng cách nào?
Việc điều trị đau đốt sống ở lưng thường mất nhiều thời gian và công sức, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, phòng bệnh trước khi để các cơn đau xuất hiện luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Một số biện pháp phòng ngừa đau đốt sống ở lưng mà bạn có thể tham khảo gồm:
Kiểm soát tốt cân nặng ở mức ổn định, không để quá gầy hay béo phì có thể gây ra các vấn đề về xương khớp và đốt sống lưng
Luyện tập thể thao thường xuyên với những bài tập phù hợp thể trạng không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn tăng cường độ dẻo dai của cơ thể.
Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie,… vì đây là các chất cần thiết cho sức khỏe cơ xương khớp
Chế độ làm việc điều độ và hợp lý, tránh sử dụng các chất kích thích, không thức quá khuya và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử.
Hạn chế căng thẳng, stress bằng những phương pháp tích cực như đọc sách, thiền, yoga,…
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để đánh giá tổng quát tình trạng cơ thể và kịp thời phát hiện các bệnh lý. Ngay khi cơ thể xuất hiện các cơn đau ở lưng hoặc bất kỳ vị trí nào, cần nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.
Cẩn trọng khi nâng vác vật nặng: Bạn hãy ngồi ở tư thế ngồi xổm, giữ thẳng lưng và ngẩng đầu lên. Khi đứng dậy, bạn nên dùng chân trụ để nâng vật, lưng vẫn luôn giữ thẳng.
Chọn nệm ngủ phù hợp: Nệm ngủ phải đảm bảo nâng đỡ tốt cột sống, đặc biệt là ở vùng vai và mông trong khi ngủ, cột sống phải được giữ thẳng. Nệm phải có độ mềm vừa phải, không quá cứng hoặc quá mềm.
Người làm văn phòng cần giữ tư thế ngồi đúng (giữ thẳng lưng, bàn làm việc phù hợp với chiều cao để tránh tình trạng gập lưng hoặc cúi quá mức cột sôngs cổ khi làm việc, vị trí ngồi nên có chỗ tựa lưng). Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên thay đổi tư thế, sau 1 giờ ngồi nên đứng lên di chuyển hoặc vận động nhẹ nhàng tại chỗ.
- Thường xuyên tập luyện: Mỗi ngày bạn nên dành 30 phút để vận động cơ thể, ưu tiên thực hiện những bài tập cơ bụng và cơ lưng. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới các bài tập sức mạnh cho cơ chân. Vì khi cơ chân khỏe sẽ giúp giảm bớt sức nặng lên lưng mỗi khi nâng vác vật nặng.
Tình trạng đau đốt sống lưng hiện nay diễn ra rất phổ biến và xuất hiện nhiều đối với người trẻ. Đây là một trong những biểu hiện của các căn bệnh xương khớp nguy hiểm mà bất kỳ ai cũng không thể chủ quan. Do đó, bạn cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín hiện nay để kiểm tra sức khỏe cũng như kiểm soát đau đốt sống lưng.