Những cơn đau đầu gối khi leo cầu thang kéo dài, tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Dù mức độ nặng hay nhẹ, các cơn đau khớp gối cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng, cần điều trị ngay.
Hãy cùng TRAULEN tìm hiểu về tình trạng này nhé!
Tình trạng đau khớp gối khi leo cầu thang
Triệu chứng đau đầu gối khi lên xuống cầu thang thường biểu hiện như sau:
- Vùng đầu gối trở nên đau nhức, mức độ đau có thể tăng lên từng ngày.
- Tấy đỏ, bầm tím, phù nề và biến dạng khớp gối.
- Cứng khớp gối, làm cản trở quá trình vận động.
Đau đầu gối khi leo cầu thang chủ yếu xảy ra ở đối tượng trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên ngày nay, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa bắt nguồn từ một bộ phận người trẻ có thói quen ăn uống không lành mạnh, ngồi nhiều, ít vận động, chơi thể thao cường độ lớn… gây hại đến khớp gối.
Đau đầu gối khi leo cầu thang là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nào?
Thoái hóa khớp gối
Tình trạng vận động quá mức, thiếu hụt canxi hoặc bị lão hóa do tuổi tác dẫn đến thoái hóa khớp gối, gây ra triệu chứng đau tăng dần theo thời gian và đi kèm nhưng tiếng lạo xạo trong ổ khớp.
Viêm khớp cấp và mãn tính
Khi khớp bị thoái hóa, sụn bị bào mòn làm tăng ma sát giữa các khớp xương, dây chằng bị tổn thương lâu ngày sẽ biến chứng thành bệnh viêm khớp. Lúc này, đầu gối sẽ cảm thấy rất đau và viêm tấy, nếu không điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm khớp mãn tính.
Viêm bao hoạt dịch
Khi bao hoạt dịch bị tổn thương sẽ không điều tiết dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp, khiến khớp gối bị sưng đau và nhiễm trùng.
Bệnh Gout
Nồng độ muối urat trong huyết thanh bị tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ gây nên bệnh Gout. Khi đó, các tinh thể hình kim sẽ lắng đọng lại ở các khớp gây nên tình trạng sưng và đau khớp.
Ngoài ra, các bệnh lý như khô khớp gối, bệnh Chondromalacia, bệnh tràn dịch khớp gối,… cũng là các nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng đau đầu gối khi leo cầu thang.

Các tổn thương nặng sẽ để lại di chứng, dễ tái khiến bệnh nhân đau khớp gối khi leo cầu thang, khi đứng lâu, sưng tê đầu gối…
Nguyên nhân gây đau đầu gối khi leo cầu thang
Chấn thương khớp gối
Khi có một lực mạnh tác động vào khớp khối sẽ dễ gây chấn thương. Lúc này các nhóm cơ xung quanh khớp đang bị căng cứng, dẫn đến triệu chứng đau đầu gối trong mọi hoạt động, kể cả khi đi cầu thang.
Thông thường, các chấn thương không quá nghiêm trọng và sẽ giảm đau dần nếu bạn nghỉ ngơi đúng cách, tránh vận động nhiều. Trường hợp cơn đau không thuyên giảm, bạn cần đi khám ngay để chữa trị kịp thời.
Tổn thương sụn hoặc rách sụn chêm
Sụn chêm có chức năng ổn định khớp, bảo vệ xương không bị bào mòn. Vì vậy, khi sụn chêm bị tổn thương, đầu gối sẽ có biểu hiện rất đau nhức khi lên xuống cầu thang. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc xoay khớp gối đột ngột.
Đây là một bệnh nghiêm trọng, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến việc đau nhức xương khớp dữ dội, teo cơ tứ đầu đùi, hư khớp gối và làm tổn thương các bộ phận khác như giãn dây chằng chéo sau, phù tủy xương, lỏng gối, mất khả năng đi lại.
Bàn chân bẹt gây ảnh hưởng khớp
Mắc hội chứng bàn chân bẹt cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khớp đầu gối. Bởi bàn chân là nền móng của hệ xương nên khi bàn chân bị sụp vòm sẽ gây xoay khớp và dẫn đến tình trạng viêm hoặc thoái hóa sớm vùng khớp.
Đau đầu gối khi leo cầu thang mãi không dứt, phải làm sao?
Cách điều trị đơn giản tại nhà
- Chườm nóng 2 – 3 lần/ngày để giảm đau nhức. Có thể thay nước nóng bằng lá lốt, ngải cứu rang nóng để giảm sưng đau hiệu quả hơn.
- Massage vùng đầu gối nhẹ nhàng, kết hợp với cao, tinh dầu bạc hà,… để xoa bóp đạt hiệu quả hơn.
- Vận động khớp gối nhẹ nhàng bằng cách đưa cẳng chân vuông góc với đùi, hai tay ôm khớp gối và co duỗi nhẹ nhàng 20 lần.
- Cố định khớp gối để các khớp được ổn định, tránh hoạt động nhiều gây tổn thương và lâu lành.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung dinh dưỡng cho khớp gối bằng các thực phẩm như cá béo, bông cải xanh, các loại quả mọng và các gia vị ớt, tiêu, gừng, tỏi,…
Phẫu thuật
Khi các biến chứng trở nên nặng nề, tác động đến đời sống sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Trước khi được chỉ định dùng phương pháp này, người bệnh sẽ trải qua một loạt các xét nghiệm như chụp X-quang, đo độ loãng xương, cộng hưởng từ,… để bác sĩ xem xét và có hướng điều trị phù hợp.
Mặc dù sau khi thay khớp gối nhân tạo, các cơn đau sẽ giảm đi nhưng đồng nghĩa việc bạn mất đi khả năng vận động mạnh, chơi thể thao hoặc ngồi xổm, ngồi xếp bằng,…
Sử dụng thuốc
Bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc Đông Y hoặc Tây Y để giảm các cơn đau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp giảm đau tạm thời và có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, người bệnh phải có chỉ định của bác sĩ.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị bệnh đau khớp gối khi leo cầu thang rất hiệu quả. Theo đó, vật lý trị liệu có vai trò duy trì, cải thiện và khôi phục chức năng của cơ thể, giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau nhanh chóng mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.