Thoái hóa khớp gây ra bởi sự phá vỡ sụn và các mô liên kết đệm giữa các đầu xương trong khớp. Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên và ảnh hưởng đến bàn tay và các khớp lớn chịu lực của cơ thể như khớp gối, khớp háng. Dinh dưỡng và hoạt động thể chất khoa học và đúng cách là những phương pháp điều trị thoái hóa khớp rất hữu hiệu. Ăn uống không hợp lý có thể khiến tình trạng thoái hóa khớp trở nên trầm trọng hơn.
Vậy, chế độ ăn cho người bị thoái hóa khớp nên thiết lập như thế nào để giảm bớt các cơn đau nhức và triệu chứng của bệnh? Thông qua bài viết dưới đây, Traulen sẽ giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng vừa tốt cho xương khớp vừa cải thiện tình trạng bệnh thoái hóa khớp dai dẳng.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương mạn tính ở sụn khớp và mô xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và lượng dịch khớp giảm. Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa khớp là đau khớp mạn tính, thoái hóa sụn khớp, kèm theo những thay đổi của phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
Thoái hóa khớp xảy ra do mất cân bằng giữa hai quá trình tái tạo và phá hủy của sụn khớp và xương dưới sụn, quá trình phá hủy chiếm ưu thế khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Nguyên nhân chính gây ra thoái hóa khớp là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp, ngoài ra còn có các tác động khác như ao động nặng nhọc; thay đổi nội tiết tố, chuyển hóa của cơ thể; di truyền; chấn thương; thừa cân, béo phì; dinh dưỡng không hợp lý…
Lão hóa
Thoái hóa khớp thường bắt đầu xuất hiện từ sau tuổi 40 trở đi. Tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh càng tăng.
Lúc còn trẻ, các tế bào sụn liên tục được sinh ra, nhưng khi trưởng thành các tế bào sụn giảm dần khả năng sinh sản và tái tạo. Khi tuổi càng cao, cùng với quá trình lão hóa của cơ thể, các tế bào sụn cũng giảm dần về số lượng và khả năng tổng hợp chất tạo nên sợi colagen và mucopolysacarit, làm cho chất lượng sụn kém dần, nhất là tính đàn hồi và khả năng chịu lực.
Thoái hóa khớp cùng với các thương tổn mạch máu ở người cao tuổi làm cho dĩnh dưỡng sụn khớp bị suy giảm. Các yếu tố trên làm cho sụn khớp bị thoái hóa, mỏng đi, kém tính bền chắc và dễ bị dập vỡ dưới tác dụng của lực cơ học.
Thoái hóa khớp là quy luật tự nhiên, tuy nhiên, tùy vào cơ địa, thói quen sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và chế độ dinh dưỡng mà quá trình thoái hóa khớp đến sớm hay muộn, tiến triển nhanh hay chậm.
Gen di truyền
Bệnh thoái hóa khớp có liên quan đến gen di truyền, bắt nguồn từ những khiếm khuyết ở gen tổng hợp collagen và proteogycan là các thành phần cấu tạo chính của sụn.
Béo phì
Người béo phì làm khớp gối, khớp háng và cột sống thắt lưng thường xuyên chịu áp lực quá tải, thêm nữa mô mỡ giải phóng ra các cytokin viêm tác động lên mô sụn gây tổn thương sụn, góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp.
Dị dạng bẩm sinh xương khớp
Các dị dạng bẩm sinh hệ xương khớp làm thay đổi diện tỳ nén bình thường của khớp và cột sống, vùng diện khớp bị tì nén nhiều hơn thì sụn khớp bị tổn thương sớm, làm khớp bị thoái hóa sớm hơn. Người có bất thường hệ xương khớp bẩm sinh hoặc xảy ra lúc trẻ sẽ dẫn đến thoái hóa khớp sớm và trầm trọng hơn bình thường.
Tổn thương cơ học
Các khớp có tiền sử bị tổn thương do các chấn thương cơ học hoặc hoạt động quá mức như chơi thể thao, lao động mang vác nặng cũng có thể dẫn đến thoái hóa khớp.
Thiết lập chế độ ăn uống cho người bị thoái hóa khớp
Những người thoái hóa khớp nên duy trì một thực đơn ăn uống lành mạnh và khoa học, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe cơ xương khớp để giảm bớt các triệu chứng đau nhức, sưng viêm.
Thực phẩm giàu Omega 3
Axit béo Omega 3 mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, hạn chế sản xuất cytokine, enzyme gây phá vỡ sụn giúp kháng viêm, giảm sưng khớp. Hàm lượng omega 3 có nhiều trong các loại cá nhiều mỡ như cá hồi, cá thu, cá trích; hàu, trứng cá, hạt chia, đậu nành, quả hạch (óc chó, hạnh nhân, mắc ca,…)

Người bị thoái hóa khớp nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày một số loại cá giàu acid Omega-3 như: cá trích, cá mòi, cá ngừ,…
Rau xanh
Rau xanh nói chung chứa hàm lượng vitamin và chất xơ dồi dào giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa cho cơ thể.
Bông cải xanh, cà chua, cà rốt, bí, nấm hương, và đặc biệt, các loại rau có màu xanh đậm: cải xoăn, cần tây… chứa hàm lượng vitamin K cao, ngăn ngừa các bệnh về xương khớp.
Trái cây
- Các loại trái cây mọng, có múi như cam, bưởi, quýt… chứa hàm lượng vitamin C cao. Đây là vitamin rất cần thiết cho cơ thể, giúp tạo ra sụn, bảo vệ xương khớp gối, ngăn ngừa mất xương cũng là chất giúp chống oxy hóa.
- Quả dâu chứa nhiều vitamin K, canxi, kẽm giúp tăng sinh tế bào xương, chống tình trạng loãng xương và các rối loạn xương. Vitamin K là loại vitamin tham gia vào quá trình tổng hợp các protein quan trọng của hệ xương nên rất cần thiết bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng cho người bị thoái hóa khớp.
- Chuối cũng chứa nhiều kali, magie hỗ trợ chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động giúp kích hoạt quá trình hấp thu canxi tại xương, chống oxy hóa.
- Kiwi chứa hàm lượng kali cao, vitamin K giúp cải thiện sức khỏe của xương, giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa xương.

Các loại quả tươi như: cà chua, mâm xôi, dâu tây, việt quất,… đều chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp điều trị bênh thoái háo khớp
Các loại hạt, ngũ cốc
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, giảm lượng cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ cho sự phát triển của xương. Có thể thấy, vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, giúp giảm sự phá vỡ sụn và giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp.
Tăng vitamin D bằng cách bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin D và canxi như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, tôm, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc, đậu hũ…
Ngoài ra, cung cấp đầy đủ vitamin E cũng rất cần thiết, nếu thiếu hụt rất dễ bị nhiễm trùng, yếu cơ. Vitamin E có nhiều trong thực phẩm có thể bổ sung hằng ngày như: Dầu lúa mì, dầu mè, đậu phộng, cá hồi,…
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa được khuyến khích cho bệnh nhân thoái hóa khớp vì sữa rất dồi dào các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi, photpho và vitamin D làm giảm khả năng gãy xương do thoái hóa khớp.

Để xương khớp chắc khỏe hơn và hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp, bạn nên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa như: phô mai, sữa chua,…
Thoái hóa khớp nên kiêng ăn gì?
- Thực phẩm nhiều đường có thể gây ra những cơn đau trầm trọng và gia tăng tình trạng viêm cho người bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp
- Nên hạn chế tối đa ăn các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt cừu…) là những loại thịt làm sản sinh lượng axit rất cao làm tăng cơn đau
- Không nên ăn các loại thực phẩm như cà ghém, cà pháo, cà chua, ngọn sắn non muối chua, các loại rau muối chua… đây là những thực phẩm không tốt cho hệ xương khớp nói chung và người bị thoái hóa khớp nói riêng vì có khả năng tăng axit.
- Người bị thoái hóa khớp gối không nên ăn các loại thực phẩm giàu mỡ, thức ăn chế biến sẵn như đồ ăn KFC, đồ chiên rán hoặc nướng.
- Không ăn các loại thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn.
- Không uống các loại đồ uống có cồn như rượu bia, không hút thuốc lá…

Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ là “kẻ thù” hàng đầu của thoái hoá khớp