Khi bị viêm khớp, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau để giảm đau và chữa trị các triệu chứng, trong đó có tiêm thuốc chữa viêm khớp. Tuy nhiên, thủ thuật này phải thực hiện theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm, không được lạm dụng hoặc tự ý tiêm tại nhà để tránh các nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Hãy cùng TRAULEN tìm hiểu các lưu ý khi tiêm thuốc chữa viêm khớp qua bài viết sau đây nhé!
Thuốc tiêm khớp là gì?
Thuốc tiêm chữa viêm khớp là phương pháp khắc phục tình trạng đau viêm khớp gối bằng đường tiêm. Lúc này bác sĩ sẽ dùng kim tiêm nhỏ để đưa thuốc vào ổ khớp hoặc các phần mềm cạnh khớp như khớp gối, khớp cổ chân, khớp vai, khớp háng để điều trị viêm bao khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp ở mức độ từ nhẹ đến trung bình.
Hiện nay có 2 loại thuốc tiêm chữa viêm khớp phù hợp phổ biến nhất chính là Hyaluronate Sodium và Corticoid, tùy vào tình trạng viêm khớp của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc tiêm phù hợp.

Thuốc tiêm khớp có tác dụng giảm đau nhanh cho những người bệnh xương khớp
Lợi ích từ các loại thuốc tiêm chữa viêm khớp
Thuốc tiêm Corticoid
Thuốc tiêm khớp Corticoid: Đây là nhóm thuốc kháng viêm mạnh, thường được dùng để tiêm vào khớp gối. Hiệu quả của thuốc tiêm khớp Corticoid được đánh giá là nhanh hơn so với các thuốc kháng viêm dùng đường uống
Corticoid là thuốc tiêm khớp gối, tiêm khớp cổ chân, tiêm vào khớp vai, tiêm khớp háng:
- Liều 20mg hiệu quả giảm đau kéo dài 1 – 4 tuần; liều 40mg hiệu quả giảm đau kéo dài 16 – 24 tuần.
- Sau khi tiêm, các triệu chứng sưng, đau khớp giảm đi, cải thiện vận động của người bệnh trong một thời gian ngắn. Liệu trình điều trị thường tiêm lặp lại liều 40mg mỗi 3 tháng một lần và có thể kéo dài việc điều trị trong vòng 2 năm.

Thuốc tiêm giảm đau xương khớp chứa corticoid được đánh giá là có tác dụng nhanh hơn so với các loại thuốc dùng đường uống khác
Những lưu ý khi sử dụng thuốc tiêm corticoid
- Thuốc tiêm Corticoid có tác dụng giảm đau rất nhanh chóng trong vòng 24-48h.
- Thời gian tác dụng ngắn: Trung bình tác dụng giảm đau kéo dài 6-12 tuần.
- Tác dụng giảm đau tốt nhất trong lần đầu tiên và xu hướng giảm dần qua các lần sau đó
- Không nên sử dụng thường xuyên vì có thể gây tổn hại đến các tế bào tái tạo sụn ở khớp gối.
Hyaluronate Sodium
Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, ức chế thoái hóa sụn khớp.
Trong cơ thể, Hyaluronate Sodium là chất tự nhiên, có nồng độ cao trong mô khớp và dịch khớp đóng vai trò như một chất bôi trơn, giảm xóc, bảo vệ khớp, làm cho khớp vận động dễ dàng.
Thuốc Hyaluronate Sodium được sử dụng:
- Tiêm vào khớp gối
- Tiêm khớp cổ chân
- Tiêm vào khớp vai
- Tiêm khớp háng
Những lưu ý khi sử dụng Hyaluronate Sodium:
- Không nên sử dụng kết hợp các loại thuốc giảm đau khác
- Có thể cần nhiều hơn một mũi tiêm. Có nhiều loại hyaluronate chỉ cần tiêm một lần, có những loại cần tiêm 5 mũi, cách nhau 5 tuần. Nếu cần thiết, có thể tiêm một mũi khác sau 6 tháng.

Hyaluronic acid được tiêm vào trong khớp để tăng khả năng bôi trơn, giảm đau và cải thiện phạm vi chuyển động của khớp, kích thích màng bao khớp tiết ra chất nhờn tự nhiên, giúp giảm viêm, dưỡng sụn….
Cẩn thận khi tiêm thuốc chữa viêm khớp
- Chỉ định sai, lạm dụng: Chỉ khi nào bệnh nặng dùng kháng viêm không steroid không đáp ứng mới chỉ định thủ thuật tiêm corticoid, hyaluronate sodium vào khớp. Do thấy một số người dùng chỉ định này có hiệu quả nên một số người lạm dùng cho các trường hợp nhẹ là không cần thiết.
- Nơi tiêm không đạt tiêu chuẩn: Dẫn đến bị nhiễm khuẩn khớp, nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn huyết.
- Lần đầu thấy giảm đau nhanh nhưng những lần sau thì đau hơn trước, khớp sưng đỏ tấy, khó vận động.
- Dễ dẫn đến nhiễm khuẩn ổ khớp sau tiêm.
- Lạm dụng thuốc tiêm khớp Corticoid ở liều cao có thể khiến da bầm tím, tăng huyết áp, teo cơ, loãng xương, suy nhược thận, mất chức năng vận động, thậm chí liệt toàn thân.
Để tránh tai biến khi tiêm thuốc vào khớp cần lưu ý điều gì?
Để quá trình dùng thuốc tiêm khớp an toàn, cả người bệnh và bác sĩ cần tuân thủ một số yếu tố sau:
- Không được áp dụng tiêm thuốc vào khớp và tiêm vào phần mềm cạnh khớp cho các trường hợp: Viêm khớp nhiễm khuẩn (viêm khớp mủ, lao khớp…), u xương khớp, tổn thương khớp do bệnh lý thần kinh, bệnh máu, nhiễm khuẩn ngoài da vùng tiêm khớp.
- Tiêm thuốc vào khớp phải đúng vị trí giải phẫu của các điểm bám gân, các lồi cầu, dây chằng, bao khớp và ổ khớp. Tuyệt đối tránh tiêm vào cơ, xương, mạch máu và dây thần kinh quanh khớp vì nếu không cẩn thận có thể gây teo cơ, xốp xương, làm mất luôn khả năng vận động của người bệnh.
- Phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn: sát khuẩn, bơm kim tiêm vô khuẩn…
- Sau khi tiêm thuốc vào khớp, tại vị trí tiêm cần dán băng dính vô khuẩn. Bệnh nhân không rửa nước vào vùng tiêm và chỉ bóc bỏ băng dính ở vùng tiêm sau 8 – 12 giờ.
- Phải có bác sĩ đúng chuyên ngành cơ xương khớp chỉ định: Chỉ có bác sĩ đã được huấn luyện mới được tiêm nội khớp, người bệnh không được tự tiêm mà cần có chỉ định của bác sĩ đúng chuyên ngành.
- Đảm bảo nguyên tắc vô trùng: Yếu tố vô trùng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị và sự an toàn của người bệnh. Vì thế bác sĩ cần đảm bảo đúng nguyên tắc vô khuẩn trong quá trình tiêm thuốc như sát khuẩn, bơm kim tiêm vô trùng… Ngoài ra, sau khi tiêm thì cần được dán băng dính vô khuẩn trong 8 – 12 giờ tại vị trí tiêm, tuyệt đối không tiếp xúc với nước. Đồng thời trong thời gian này nếu gặp triệu chứng bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời.
- Tiêm đúng liều lượng: Để tránh nhiễm khuẩn gây hại cho bệnh nhân, bác sĩ cần đảm bảo tiêm đúng liều lượng thuốc. Theo đó, mỗi khớp bị đau không được tiêm quá 3 lần, mỗi lần cần cách nhau 3-7 ngày (tùy loại thuốc). Sau 3 lần nếu người bệnh muốn tiêm lại thì cần chờ tối thiểu phải 2 tháng.
Điều trị cơn đau bằng tiêm thuốc vào khớp được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn vì độ hiệu quả cao, nhanh gọn, ít tốn kém. Nhưng thủ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa khớp, có kiến thức giải phẫu và tại các cơ sở y tế uy tín để tránh các tai biến xấu có thể xảy ra.