Tập luyện thể thao rất tốt cho sức khỏe nhưng việc vận động quá sức, không đúng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ chấn thương thể thao nguy hiểm. Đây là một tình trạng khá thường gặp khi tham gia thi đấu thể thao.
Bên cạnh các giải pháp sơ cứu, điều trị thì vẫn còn một giải pháp chấm dứt cơn đau nhanh chóng đã được các chuyên gia chứng nhận về hiệu quả và độ an toàn, đó chính là xịt giảm đau nhanh tại chỗ.
Vậy xịt giảm đau có thể áp dụng hỗ trợ giảm đau đối với các loại chấn thương thể thao nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Traulen nhé.
Các chấn thương thường gặp trong thể thao
Bong gân mắt cá chân
Bong gân mắt cá chân là hiện tượng các dây chằng hỗ trợ khớp bị giãn ra quá mức. Chấn thương này xảy ra khi người chơi bị té ngã và lật bàn chân vào trong, gây trật mắt cá ngoài.
Các dấu hiệu bong gân mắt cá chân gồm:
- Mắt cá bị bầm tím, viêm nhiễm, sưng tấy;
- Không có khả năng cử động một chi hoặc khớp;
- Khớp lỏng lẻo, không ổn định.
Bong gân có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng nếu không được chăm sóc tốt, nguy cơ tái phát rất cao.
Chuột rút
Đây là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho người bị thương không thể tiếp tục cử động được nữa. Mọi bắp thịt đều có khả năng bị chuột rút. Tuy nhiên, chuột rút thường xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng.

Chuột rút là loại chấn thương thể thao khiến co rút cơ đột ngột và gây đau khi đang vận động
Căng cơ
Căng cơ là tên gọi khác của tình trạng cơ bị kéo. Chấn thương này xảy ra khi cơ bị căng quá mức có thể dẫn tới rách cơ, chủ yếu là cơ bắp chân, gân kheo, háng, lưng dưới và vai. Các triệu chứng bao gồm: đau, sưng, yếu, khó hoặc không thể sử dụng cơ.
Chấn thương háng
Đây là tình trạng 1 trong 5 nhóm cơ chạy dọc theo đùi trong bị rách hay đứt khi chơi các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng chuyền, tennis… Nếu bị chấn thương háng, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau dữ dội ở vùng háng, đùi, hông lan xuống đầu gối. Bạn cũng sẽ gặp khó khăn khi di chuyển và đi lại khập khiễng, khó có thể chạy nhảy hay vặn mình.
Những gì bạn cần làm lúc này là băng ép, chườm đá vùng bị chấn thương, đồng thời nghỉ ngơi hợp lý. Việc trở lại tập luyện quá sớm có thể khiến chấn thương nặng thêm.
Chấn thương đầu gối
Do có cấu tạo phức tạp và phải chịu tải trọng của cả cơ thể nên khớp gối thường bị chấn thương nhất. Các chấn thương đầu gối thường gặp trong thể dục thể thao là:
- Chấn thương đứt dây chằng chéo trước: Dây chằng chéo trước nằm ở trung tâm của đầu gối, có chức năng điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương cẳng chân. Chấn thương này xảy ra khi vận động viên tiếp đất sai kỹ thuật, đổi hướng di chuyển đột ngột, dừng lại nhanh chóng hoặc bị một cú va chạm trực tiếp vào đầu gối. Những người bị rách dây chằng chéo trước thường nghe thấy tiếng bật và sau đó cảm thấy đầu gối rất đau, sưng và không cử động được nữa.
- Chấn thương dây chằng chéo sau: So với dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau lớn và mạnh hơn nên khi gặp phải một lực tác động mạnh khiến cơ thể khuỵu xuống và dồn toàn bộ lực lên đầu gối, bạn mới bị rách dây chằng chéo sau. Các triệu chứng thường thấy là đau dữ dội vùng gối, đầu gối sưng và khớp gối lỏng lẻo.
- Chấn thương dây chằng chéo bên trong gối: Dây chằng chéo giữa nằm ở bên trong đầu gối, kết nối xương cẳng chân trên (xương đùi) với xương chày. Dây chằng chéo giữa bị rách trong trường hợp khớp gối bị đẩy sang một bên khi thực hiện một động tác sai hoặc chịu lực tác động mạnh trực tiếp vào đầu gối. Các triệu chứng thường thấy là đầu gối bị đau, sưng và khớp lỏng lẻo.
- Chấn thương xương bánh chè: xảy ra khi xương bánh chè không di chuyển một cách trơn tru, làm tổn thương mô dưới xương bánh chè. Vận động viên chạy bộ, bóng chuyền và bóng rổ là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải chấn thương này.
Chấn thương vai
Sai khớp vai, viêm hoặc rách vòng bít quay, viêm gân chóp xoay, vai đông cứng, tổn thương sụn viền khớp vai là những chấn thương vai thường gặp khi chơi thể thao. Triệu chứng thường gặp gồm: đau, sưng, cứng vùng vai; không thể cử động vai và cánh tay bình thường; khớp vai biến dạng…

Chấn thương thể thao ở vai gây đau sưng, căng cứng vùng vai; không thể cử động vai và cánh tay bình thường; khớp vai biến dạng…
Gãy xương
Gãy xương trong thể thao là tình trạng xương bị gãy do lực tác động mạnh từ bên ngoài. Xương có thể gãy theo chiều dọc, chiều ngang, ở nhiều vị trí hoặc gãy thành nhiều mảnh. Dấu hiệu gãy xương gồm: âm thanh lạo xạo dưới da khi chấn thương xảy ra, đồng thời vị trí xương gãy bị bầm tím, sưng đỏ, biến dạng. Bạn cũng không thể vận động linh hoạt tại nơi bị gãy.
Viêm cân gan chân
Viêm cân gan chân là tình trạng viêm cơ bàn chân – dây chằng nối gót chân với mặt trước của bàn chân, hỗ trợ vòm bàn chân. Triệu chứng thường gặp có thể là cơn đau nhói vào buổi sáng khi rời khỏi giường, hoặc sau khi hoạt động. Các giải pháp hồi phục viêm cân gan chân gồm: nghỉ ngơi, chườm đá, dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và các bài tập giãn cơ đặc biệt.
Viêm gân Achilles (A-sin)
Viêm a-sin (gân gót) là tình trạng viêm gân gót chân gây đau, sưng và cứng. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn sau khi vận động, có thể dẫn đến tình trạng rách hoặc đứt gân gót. Trong một số trường hợp, các gai xương có thể phát triển bên trong gót chân.
Chấn thương vùng đầu
Chấn thương vùng đầu, đặc biệt là chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh bị sang chấn vào đầu, gây tổn thương hộp sọ và những cấu tạo khác bên trong hộp sọ.
Chấn thương tủy sống
Đây là tình trạng tổn thương đối với các dây thần kinh trong ống tủy sống. Phần lớn các trường hợp tổn thương tủy sống có nguyên nhân do chấn thương cột sống, từ đó gây ảnh hưởng tới khả năng của tủy sống trong việc gửi và nhận tín hiệu từ não tới các hệ của cơ thể điều khiển cảm giác, vận động và chức năng tự trị của cơ thể dưới mức tổn thương.
Khi nào nên sử dụng xịt giảm đau chấn thương thể thao?
Xịt giảm đau gây tê, ức chế tạm thời vết thương trước khi được bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng vết thương. Bất kỳ ai tham gia thi đấu, tập luyện đều có thể sử dụng xịt giảm đau để hỗ trợ cho quá trình sơ cứu chấn thương thể thao:
- Người chơi thể thao không chuyên: Giúp ngăn ngừa các chấn thương khi chơi thể thao.
- Vận động viên chuyên nghiệp: Thư giãn cơ thể sau vận động hoặc các buổi tập vận động quá mức.
- Dân văn phòng ngồi lâu, sai tư thế.
- Người lớn tuổi các cơ khớp bị tổn thương, nhờ bình xịt sẽ giúp các cơ hoạt động trơn tru, giải quyết nhức mỏi do tuổi tác.
Đánh tan đau nhức, vận động dễ dàng cùng Traulen 4% Solution
Trong cuộc sống hàng ngày, sẽ có những lúc bạn gặp phải các cơn đau nhức bất ngờ, đột ngột xuất hiện ở vùng lưng, cổ, vai gáy, bắp chân,… thì chai xịt Traulen 4% Solution chính là giải pháp đánh tan mọi cơn đau nhức trong chấn thương thể thao với các ưu điểm vượt trội:
- Hiệu quả kịp thời: Với thành phần chính là thuốc diclofenac sodium cùng kết cấu dạng dung dịch gel, Traulen 4% Solution giảm ngay các cơn đau nhức chỉ trong lần xịt đầu tiên.
- Tiện lợi sử dụng: Sản phẩm thiết kế dạng chai xịt nhỏ gọn, dễ dàng bỏ vào balo, túi xách để mang theo sử dụng khi làm việc văn phòng hoặc sau giờ tập luyện tại phòng gym.
- Dễ dàng tìm mua: Chai xịt Traulen 4% Solution có mức giá “cực yêu” và hiện được phân phối rộng rãi tại hệ thống nhà thuốc và sàn TMĐT, dễ dàng mua sắm và sử dụng.