Tai biến được biết tới là một trong những căn bệnh có diễn biến phức tạp và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Khá nhiều bệnh nhân tai biến đã phải đối mặt với các biến chứng xấu do không kịp thời phát hiện và cấp cứu.
Vậy người bị tai biến có phục hồi được hay không? Hãy cùng TRAULEN tìm hiểu nhé!
Tai biến là gì?
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là tình trạng tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não làm gián đoạn quá trình cung cấp máu lên não. Lượng máu lên não bộ bị suy giảm đột ngột dẫn đến não bộ thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi tế bào gây đột quỵ.
Phục hồi chức năng sau tai biến là giúp người bị đột quỵ học lại các kỹ năng bị mất đột ngột khi một phần não bị tổn thương. Điều quan trọng trong phục hồi chức năng là bảo vệ cá nhân khỏi sự xuất hiện về các vấn đề y tế mới, bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, chấn thương do ngã hoặc hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu ở chân, phổi.

Phục hồi chức năng sau tai biến là một trong những biện pháp hiệu quả để phục hồi sau tai biến
Các biến chứng sau tai biến
Tai biến mạch máu não được coi là căn bệnh “tử thần” bởi tỷ lệ tử vong cao. Nếu may mắn được cứu sống, bệnh nhân tai biến cũng phải đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề:
- Liệt vận động: Liệt mặt, liệt tay chân, liệt nửa người hoặc toàn thân.
- Suy giảm trí nhớ, hay quên, thiếu tỉnh táo, mất nhận thức không gian, thời gian…
- Nói ngọng, nói lắp, khó nói, nói không rõ lời, nói chậm… thậm chí không nói được.
- Khó khăn kiểm soát cơ miệng, méo miệng, khó biểu đạt.
- Giảm hoặc mất thị lực.
- Rối loạn cơ vòng gây mất kiểm soát đại, tiểu tiện.
- Thay đổi cảm xúc, dễ mặc cảm, tự ti, cáu giận, thậm chí trầm cảm.
Nguyên tắc phục hồi chức năng sau tai biến
- Chú ý các bài tập vận động cần thực hiện đều với cả hai bên hướng theo mẫu vận động bình thường, không để bên lành bù trừ hoặc thay thế bên bị liệt.
- Đảm bảo trương lực cơ của người bệnh trở lại bình thường hoặc gần bình thường trước khi tập vận động.
- Hướng dẫn người bệnh các kỹ thuật vận động theo cách mà trước tai biến họ đã làm. Có thể sử dụng các bài tập, dụng cụ hỗ trợ có liên quan gần gũi với sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
- Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, chống loét, chống nhiễm trùng…
Các phương pháp phục hồi sau tai biến
Để giúp người thân trở lại hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, xuất viện về nhà người bệnh tai biến mạch máu não cần được trị liệu, tập luyện phục hồi chức năng.
- Điều trị bằng phương pháp châm cứu huyệt ở tay, huyệt ở chân, huyệt ở vùng đầu mặt cổ…
- Điện châm: Quá trình thực hiện bệnh nhân nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Mỗi ngày châm một lần, thời gian lưu kim 25 – 30 phút. Liệu trình điều trị: từ 30 – 45 lần châm, tùy theo mức độ bệnh, sau đó có thể nhắc lại một số liệu trình tiếp theo.
- Thủy châm: Sử dụng vitamin B1, B6, B12 liều cao, các thuốc tăng cường tuần hoàn não, tăng cường dinh dưỡng thần kinh để hỗ trợ điều trị.
- Xoa bóp bấm huyệt và tập luyện là biện pháp không thể thiếu khi chữa di chứng trúng phong, đặc biệt đối với tình trạng bán thân bất toại trong giai đoạn phục hồi di chứng. Có một số điều bạn và những người trong gia đình có thể học những kỹ năng cần thiết để chăm sóc hàng ngày và hỗ trợ người bệnh tại nhà. Xoa bóp vùng đầu mặt, lưng và tay chân, trọng tâm là bên liệt. Tiến hành cho bệnh nhân tập sớm từ thụ động đến chủ động tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
- Đề phòng tai biến tái phát cần tuân thủ điều trị, theo dõi sức khỏe định kỳ; Kiểm soát yếu tố nguy cơ; Phòng tránh các yếu tố bất lợi: nóng, lạnh đột ngột, gắng sức, stress,…Tập luyện là một nội dung rất quan trọng trong phục hồi chức năng sau tai biến.
- Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp các cơ vùng cổ được kéo giãn, giảm mức độ biến dạng cột sống, hạn chế tình trạng thoái hóa đốt sống cổ
Đa phần bệnh nhân tai biến đều bị ảnh hưởng chức năng vận động. Người bệnh cần tích cực vận động, tập bài tập vật lý trị liệu đều đặn hàng ngày, kiên trì và liên tục thì mới đạt hiệu quả rõ ràng. Người nhà có thể bắt đầu bằng cách đặt người bệnh ở tư thế đúng, tập nghiêng người, tập ngồi, giữ thăng bằng rồi đến tập đứng, phản xạ tư thế.
Khi đã đứng vững, người bệnh là có thể tập đi bộ thường xuyên, ít nhất 15 phút mỗi ngày rồi dần đến các sinh hoạt cơ bản như ăn uống, đánh răng, rửa mặt, chải tóc… Nên hướng dẫn người bệnh sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển như khung tập đi, xe lăn, gậy chống để chủ động đi lại và tập luyện.
Sau các bài tập cơ bản, người bệnh sẽ thực hiện bài tập tăng cường vận động và sức mạnh cơ chống cứng khớp. Nếu có điều kiện, nên tập dưới sự theo dõi của bác sĩ phục hồi chức năng và kỹ thuật viên chuyên nghiệp, với sự hỗ trợ của một số loại máy móc như robot tập đi, máy tập tay, oxy cao áp…