Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Hiện nay, Cúm A đang lây lan nhanh và diễn biến phức tạp. Trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm virus cúm A có thể cải thiện mà không cần dùng thuốc theo toa, nhưng bệnh nhân nên đi khám và được bác sĩ tư vấn để chẩn đoán tình trạng bệnh.
Cúm A thường có biểu hiện giống với cảm lạnh thông thường, nhưng chúng có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm hơn. Khi bị cúm A nếu có những dấu hiệu này, cần đi viện gấp. Hãy cùng theo dõi bài viết của Traulen để tìm hiểu thêm nhé
Cúm A là gì?
Cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp và được phân thành ba nhóm chính: A, B và C. Nhiễm cúm A có thể nghiêm trọng và gây ra đại dịch bệnh trên diện rộng, một số trường hợp nhẹ hơn, cúm có thể tự khỏi mà không có triệu chứng đáng kể, các trường hợp nghiêm trọng của cúm loại A có thể đe dọa đến tính mạng.

Cúm A là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây bệnh trên chim, gia cầm và có khả năng gây bệnh ở người
Cúm A thường xuất hiện nhiều hơn trong các dịch bệnh cúm mùa và gây ra các đại dịch do khả năng thay đổi và phân nhóm nhanh tạo ra các chủng mới. Việc tiêm phòng cúm trong quá khứ sẽ không ngăn ngừa nhiễm một chủng mới. Các loại chim hoang dã là vật chủ tự nhiên của virus loại A, nên nó còn được gọi là cúm gia cầm. Virus cúm A có thể lây lan trên động vật và con người.
Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc cúm A?
Người lớn có nguy cơ cao mắc bệnh cúm A thường là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu hoặc có sẵn các vấn đề sức khỏe nền, bao gồm:
Người cao tuổi
Hệ miễn dịch của người cao tuổi thường suy giảm, khiến họ dễ mắc bệnh và gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn khi bị cúm A.
Người có bệnh lý mạn tính
Những người mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính (hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), hoặc các bệnh lý về thận thường có nguy cơ cao nhiễm cúm A và có thể bị các biến chứng nguy hiểm.
Phụ nữ mang thai
Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ thay đổi để bảo vệ thai nhi, khiến họ dễ bị virus cúm tấn công và gây bệnh hơn.
Nhân viên y tế hoặc những người tiếp xúc với bệnh nhân cúm
Những người làm việc trong môi trường y tế, hoặc tiếp xúc gần gũi với người bị cúm, dễ bị lây nhiễm do virus lây qua đường hô hấp.
Người có hệ miễn dịch suy yếu
Những người đang điều trị ung thư, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc có các bệnh lý làm suy yếu hệ miễn dịch như HIV/AIDS cũng dễ bị nhiễm cúm A và gặp phải biến chứng nghiêm trọng.
Dấu hiệu cúm A ở người lớn thường gặp
Không giống như cảm lạnh thông thường, các triệu chứng của cúm thường xuất hiện đột ngột như: ho, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì, đau họng, sốt, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể.
Cúm A ở người lớn thường có các triệu chứng khởi phát đột ngột và có thể gây cảm giác rất mệt mỏi. Những dấu hiệu bị cúm A phổ biến ở người lớn bao gồm:
- Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể thường tăng trên 38°C, kèm theo ớn lạnh và cảm giác mệt mỏi.
- Đau đầu: Cảm giác đau nhức đầu dữ dội là một trong những triệu chứng dễ nhận biết của cúm A.
- Ho khan: Ho thường đi kèm với đau họng và có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh kéo dài.
- Đau cơ và khớp: Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt là ở lưng, vai và khớp.
- Mệt mỏi và suy nhược: Cảm giác mệt mỏi kéo dài, thiếu sức sống và mất năng lượng là triệu chứng điển hình của cúm A.
- Viêm họng và chảy nước mũi: Mũi bị tắc nghẽn, chảy nước mũi hoặc viêm họng có thể kèm theo ho và đau rát cổ họng.
- Buồn nôn hoặc tiêu chảy: Ít gặp hơn so với các triệu chứng cúm A ở người lớn trên nhưng một số người có thể gặp phải.
Các triệu chứng thường gặp ở cúm A có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.
Đôi khi, các triệu chứng cúm A có thể tự khỏi mà không cần các can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần mà không cải thiện, bệnh nhân nên tới khám với bác sĩ để tránh những biến chứng nghiêm trọng xảy ra, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai. Những đối tượng này cần theo dõi triệu chứng và có hướng điều trị kịp thời khi bị nhiễm cúm A, vì trong một vài trường hợp cúm có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng cúm A nặng ở người lớn cần quan tâm
Mặc dù đa số trường hợp cúm A ở người lớn có thể tự khỏi sau một thời gian, nhưng trong một số trường hợp bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng cúm A ở người lớn nặng cần được đặc biệt chú ý bao gồm:
Khó thở hoặc thở nhanh: Nếu người bệnh cảm thấy khó thở, thở nhanh hoặc nông, đây có thể là dấu hiệu của viêm phổi hoặc suy hô hấp, một biến chứng nguy hiểm của cúm A.
Đau ngực dữ dội: Đau ngực, đặc biệt khi kết hợp với khó thở, có thể là dấu hiệu của viêm phổi hoặc các vấn đề tim mạch.
Mạch đập nhanh hoặc bất thường: Nhịp tim tăng nhanh hoặc không đều có thể là dấu hiệu của các vấn đề tim mạch liên quan đến cúm A.
Sốt cao kéo dài: Nếu sốt không giảm hoặc tăng cao trên 39°C trong nhiều ngày, có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.
Nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài: Những triệu chứng này có thể xảy ra khi cúm A ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và đôi khi là dấu hiệu của cúm dạ dày (viêm dạ dày ruột)
Khi bệnh cúm A chuyển biến nặng, người bệnh có thể bị nhiễm trùng tai, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt cao gây co giật, ho khan, tức ngực, viêm phổi, các vấn đề tim mạch khác.
Tùy theo sức khỏe của từng người mà triệu chứng cúm A có thể khác nhau, diễn biến từ nhẹ đến nặng.
Người bệnh có thể gặp các vấn đề như khó thở, thở gấp, ho ra đờm có lẫn máu, thiếu oxy… Trường hợp nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
- Cúm A thường có các biểu hiện như ho, hắt hơi, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi. Các triệu chứng này có thể tự hết mà không cần phải điều trị đặc hiệu.
Bệnh nhân cúm nếu không được điều trị có thể gây ra nhiễm trùng tai,tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau bụng, đau ngực,hen suyễn, viêm phổi,viêm phế quản và gây ra các vấn đề về tim mạch.
Khi bị cúm A nếu có những dấu hiệu này, cần đi viện gấp
- Khi cúm A trở nặng và có nguy cơ biến chứng, người bệnh có thể gặp các biểu hiện như bứt rứt, khó chịu, lừ đừ, ngủ lịm, gọi không trả lời. Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể bị co giật, bất tỉnh.
- Người bệnh có dấu hiệu thở nhanh, rút lõm phần lồng ngực khi hít vào. Khi nằm yên, người bệnh thở rít, môi nhợt nhạt, tím tái.
- Ngoài ra, chân tay người bệnh bị lạnh, môi khô, da nổi bông, không bắt được mạch ở cổ tay. Huyết áp tụt.
Chỉ cần có một trong những triệu chứng nêu trên, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Mặc dù cúm A ở người lớn thường gây ra các triệu chứng nhẹ và tự khỏi sau vài ngày, nhưng trong một số trường hợp, đặc biệt là ở người lớn tuổi, người có bệnh nền hoặc hệ miễn dịch suy yếu, cúm A có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Cụ thể:
Viêm phổi
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A ở người lớn, xảy ra khi các phế nang trong phổi bị viêm nhiễm. Viêm phổi có thể gây khó thở, đau ngực và thậm chí suy hô hấp.

Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do cúm A
Viêm cơ tim
Virus cúm A có thể tấn công và gây viêm cơ tim, làm ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Viêm cơ tim có thể gây đau ngực và khó thở.
Viêm não
Trong một số trường hợp hiếm hoi, virus cúm A có thể xâm nhập vào não và gây viêm não, dẫn đến các triệu chứng cúm A ở người lớn như đau đầu dữ dội, co giật, hôn mê.
Suy đa tạng
Trong trường hợp nặng, cúm A có thể gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, dẫn đến suy đa tạng.
Nhiễm trùng thứ phát
Cúm A làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác xâm nhập và gây nhiễm trùng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thận…
Nhiễm trùng huyết
Cúm A có thể gây ra nhiễm trùng huyết, đặc biệt là khi có vi khuẩn thứ phát xâm nhập vào cơ thể. Nhiễm trùng huyết có thể gây hạ huyết áp, suy đa cơ quan.
Suy hô hấp
Hội chứng suy hô hấp cấp xảy ra do virus cúm làm tổn thương hàng rào nội mô, rò rỉ chất lỏng vào phế nang và gây suy hô hấp. Tình trạng này kéo dài có khả năng gây khó thở, thở rít, tăng nguy cơ nhập viện thở máy.

Ho kèm với đau họng và có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi cúm A kéo dài
Cúm A ở người lớn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Nếu gặp các dấu hiệu sau, cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời:
- Khó thở hoặc thở hụt hơi
- Đau ngực
- Đau họng, đau nhiều khi nuốt
- Ho nhiều, ho lâu ngày không khỏi
- Đau đầu, sốt cao liên tục (38°C hoặc cao hơn)
- Nôn liên tục
- Cảm thấy bối rối hoặc mất phương hướng
- Ho ra đờm có màu
- Hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp
- Nhịp tim nhanh và dồn dập…
Điều trị cúm A như thế nào?
Trong một số trường hợp, các triệu chứng cúm A có thể tự khỏi khi được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tuy nhiên, tùy vào mức độ, tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng vi-rút để chống lại nhiễm trùng như: Zanamivir (Relenza), Oseltamivir (Tamiflu), Peramivir (Rapivab).
Những loại thuốc này được dùng để làm giảm khả năng vi-rút cúm lây lan từ tế bào này sang tế bào khác và làm chậm quá trình lây nhiễm của nó. Mặc dù hiệu quả, nhưng chúng có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn và nôn. Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng này hoặc tình trạng sức khỏe trở nên xấu đi thì nên ngừng sử dụng thuốc.
Điều trị bằng thuốc không kê đơn cũng có thể làm giảm các triệu chứng cúm. Tuy nhiên bệnh nhân cần chú ý cung cấp đủ nước và dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Làm thế nào để phòng ngừa mắc cúm A?
Để phòng ngừa cúm A, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như: rửa tay thường xuyên, tránh đám đông lớn, đặc biệt là trong khi dịch cúm bùng phát, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, khi bị sốt thì ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết để tránh lây nhiễm cho người khác.
Tuy nhiên các giải pháp trên không có ý nghĩa phòng ngừa triệt để. Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là thực hiện tiêm vắc xin cúm hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm có thể chống lại 3-4 loại vi rút cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó.
Như vậy, khi bị cúm A nếu có những dấu hiệu trên, cần đi viện gấp. Các chuyên gia từ Hệ thống tiêm chủng cho biết, bị cúm A trong hầu hết trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà, tuy nhiên ở những đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi trên 65, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai dễ xuất hiện biến chứng và cần nhập viện để được điều trị theo dõi. Do đó, người dân cần chủ động tiêm vắc xin phòng cúm A để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh, biến chứng, tử vong do cúm A mang lại.