Nhiều người có thói quen bẻ khớp ngón tay, vặn tay để thả lỏng khớp xương và thường cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm khi nghe tiếng kêu “răng rắc”. Tuy nhiên, thói quen tưởng chừng vô hại này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khiến cấu trúc sụn khớp bị tổn thương và gây ra các biến chứng nguy hiểm cho xương khớp.
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây của Traulen nhé!
Bản chất của việc bẻ khớp ngón tay
Bẻ khớp ngón tay là thói quen “giãn gân cốt” của rất nhiều người khi cảm thấy co cứng, tê mỏi khớp. Khi đó, không gian trống giữa các khớp xương giãn ra, áp suất giảm khiến chất hoạt dịch bị hút vào các khoảng trống, các bọt khí vỡ ra trong chất lỏng hoạt dịch của vùng khớp sẽ phát ra tiếng răng rắc mà chúng ta thường nghe.
Trong thời gian các bong bóng này hình thành trở lại, bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn so với trước đó, giống như giảm bớt các áp lực trong khớp.
Đây là thói quen xấu gián tiếp đẩy nhanh quá trình thoái hóa hoặc viêm khớp. Vậy vì sao mọi người vẫn “nghiện” bẻ khớp ngón tay? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Thích nghe âm thanh bẻ khớp: Những âm thanh rắc rắc khi bẻ khớp tay khiến mọi người cảm thấy thích thú.
- Thư giãn các khớp: Một số người nghĩ rằng việc bẻ khớp ngón tay giúp tạo ra nhiều không gian hơn trong khớp, nhờ đó giúp thư giãn khớp, cử động linh hoạt hơn.
- Giải tỏa căng thẳng, lo lắng: Một số người có thói quen thể hiện giảm căng thẳng, lo lắng thông qua việc bẻ khớp ngón tay. Bởi họ có thể nghĩ rằng nó không gây hại và âm thanh vui tai.
Tác hại của thói quen bẻ khớp ngón tay
Gây mất thẩm mỹ
Các đốt ngón tay của bạn sẽ trở nên to và bè ra hơn khi bạn có thói quen bẻ ngón tay thường xuyên. Bạn sẽ dễ dàng quan sát và so sánh giữa ngón tay bình thường và ngón tay thường bị bẻ cong.
Dãn, rách dây chằng quanh khớp tay
Thói quen bẻ ngón tay nếu kéo dài thường xuyên nguy cơ bạn sẽ bị giãn, rách dây chằng quanh khớp tay là điều khó tránh khỏi.
Khi bạn thường xuyên bẻ khớp, cấu trúc xương sẽ tự động thích nghi, các dây chằng sẽ bị kéo giãn đột ngột quá mức, lâu dần làm mất đi độ đàn hồi khiến các khớp trở nên lỏng lẻo và gia tăng nguy cơ viêm khớp và một số bệnh xương khớp khác.
>>> Xem thêm: Xoay cổ kêu rắc rắc cảnh báo những bệnh lý xương khớp nào?
Thoái hóa mặt khớp
Khi bạn tác động một lực nắn, kéo hoặc bẻ khớp ngón tay, lúc này bề mặt khớp sẽ bị bào mòn nhất là phần sụn, vị trí tiếp xúc giữa hai đầu xương. Thói quen này, lâu ngày nếu không giảm bớt sẽ gây ra tình trạng thoái hóa mặt khớp.
Viêm khớp
Việc bẻ ngón tay thời gian dài sẽ gia tăng áp lực và sự cọ xát lên mặt khớp, bào mòn lớp tế bào sụn, gai xương chìa ra dẫn đến thoái hóa, tăng nguy cơ viêm khớp ngón tay.
Việc này làm hao hụt chất sụn do các vi chấn thương tích tụ. Trường hợp nặng có thể gây thoái hoá và viêm mặt sụn khớp dẫn đến viêm đau khớp ngón tay.

Triệu chứng của viêm khớp do bẻ khớp ngón tay là đau khớp và xơ cứng khớp
Trật khớp ngón tay
Bẻ khớp ngón tay sai cách, sử dụng lực quá mạnh có thể khiến ngón tay trật khỏi khớp, gâu đau nhức, biến dạng phần khớp bị tổn thương.
Bong gân giãn dây chằng khớp ngón tay
Khi bẻ ngón tay có thể làm tổn thương các dây chằng xung quanh khớp. Bởi lúc này, các cơ bị kéo căng quá mức, bị tác động lực lớn của việc bẻ khớp.
Hao mòn mặt khớp
Việc bẻ ngón tay trong thời gian dài và liên tục có thể làm tăng sự cọ xát lên mặt khớp, từ đó làm hao mòn mặt khớp ngón tay. Lâu dần sẽ dẫn đến hao hụt chất sụn do tổn thương trước đó, ảnh hưởng đến chức năng của khớp.
Ảnh hưởng sức khỏe khi về già
Khi lớp sụn khớp mất đi do bẻ ngón tay khiến gai xương mọc ra ảnh hưởng đến các mô xung quanh gây đau nhức, viêm sưng. Và tình trạng này càng diễn biến nghiêm trọng khi lớn tuổi, khi các khớp đang trong quá trình thoái hóa.

Tuổi càng cao, hệ dây chằng, gân sụn trở nên kém linh động, dễ tổn thương hơn nên việc bẻ khớp ngón taysẽ gia tăng tốc độ thoái hóa khớp
Nếu duy trì thói quen này lâu dài, về già bạn rất dễ gặp vấn đề về đau nhức các khớp. Hành động nắn, bẻ khớp tay sẽ làm hao mòn tế bào sụn, khiến các gai xương mọc ra, tác động đến các mô xung quanh khớp gây đau nhức, viêm sưng ngón tay. Khi tuổi càng cao, hệ dây chằng, gân, sụn trở nên kém linh động, dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm gia tăng tốc độ thoái hóa khớp.
Lời khuyên của chuyên gia về thói quen bẻ khớp ngón tay
- Không bẻ khớp ngón tay thường xuyên: Thực hiện bẻ khớp ngón tay chỉ khi thực sự cần thiết như cơ ngón tay mỏi và nên thực hiện đúng phương pháp.
- Cử động khớp ngón tay nhẹ nhàng: Nhằm tránh tình trạng các cơ nhức mỏi, đồng thời tăng lưu lượng máu đến các mô, tránh tình trạng dính khớp.
- Không cố gắng bẻ khớp ngón tay nghe rắc rắc: Bởi tiếng kêu rắc rắc phản ánh xương khớp chạm vào vật thể nào đó, có thể ảnh hưởng đến hình dạng ngón tay hoặc sụn khớp.