Những bệnh lý xương khớp thường gặp
Bệnh lý cơ xương khớp với sự tác động trực tiếp lên hệ thống vận động như: cơ, xương, khớp, dây chằng. Các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp nhất như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh hệ thống,…
Phương pháp điều trị bệnh lý xương khớp
Điều trị nội khoa theo y học hiện đại
Có nhiều loại thuốc có hiệu quả điều trị các bệnh khớp, với 3 nhóm chính: thuốc chống viêm (thuốc chống viêm không Steroid và thuốc Corticoid chứa steroid), thuốc giảm đau và các thuốc điều trị cơ bản (điều trị theo cơ chế sinh bệnh).
Điều trị theo Y học cổ truyền
Các biện pháp điều trị Đông y rất phong phú, như dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, điều trị kéo giãn cột sống, laser điều trị, xông hơi thuốc, điều trị bằng tia hồng ngoại,…
Nguyên tắc chung điều trị các

Bệnh lý xương khớp với sự tác động trực tiếp lên hệ thống vận động như: cơ, xương, khớp, dây chằng
Ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem quá đáng nếu không có yêu cầu của thầy thuốc, chú ý ăn thức ăn giàu đạm, nhiều khoáng chất và vitamin, uống nước đủ mỗi ngày trung bình từ 1- 2 lít trở lên, không ăn uống nhiều chất kích thích hoặc khó tiêu.
Tập luyện nhẹ như đi bộ, tập thái cực quyền, tập dưỡng sinh
Đi gậy nếu là đau khớp gối hoặc khớp háng
Chườm muối nóng vào các khớp đau như cột sống, nhượng chân, vai, hoặc dùng đèn hồng ngoại chiếu vào khớp đau, chú ý liều lượng về thời gian chiếu đèn, tránh biến chứng phỏng da cho bệnh nhân
Xoa bóp để tăng cường sự vận hành của khí huyết.
Dùng thuốc theo biện chứng luận trị
Tìm hiểu 8 cách điều trị bệnh lý xương khớp theo Y học cổ truyền
Phương pháp châm cứu
Châm cứu giải phóng các nguồn năng lượng của cơ thể bằng cách kích thích vào các huyệt đạo trên 14 đường kinh mạch.
Để chữa bệnh viêm khớp và giúp giảm đau, cứng khớp, bác sĩ có thể đưa ra các phác đồ châm cứu tại các huyệt đạo sau:
Đau vai gáy: Tác động tại huyệt Phong trì, Phong môn, A thị huyệt, cách du, khúc trì, hợp cốc, thiên tông…
Đau lưng: Tác động tại huyệt Ủy trung, thận du, chí thất, Yêu dương quan
Viêm khớp gối: Tác động tại huyệt Tất nhãn, độc tỵ, Huyết hải, Lương khâu, Âm lăng tuyền, Tuyệt cốt, Thận du…
Tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà thầy thuốc lựa chọn thuốc phù hợp với chẩn đoán.
Laser châm: Công thức huyệt tương tự như trong công thức huyệt điện châm. Thời gian 15 – 30 phút/lần/ngày.
Điều trị bằng máy kéo giãn cột sống
Phương pháp kéo giãn điều trị hội chứng đau cột sống cổ bằng máy kéo giãn có lập trình vi tính đã chứng minh được hiệu quả điều trị trong thực tế.
Điều trị bằng phương pháp cứu ngải
Ngải cứu được hơ trên da tạo cảm giác nóng nhưng dịu, không bỏng rát. Sức nóng vào sâu đến huyệt tạo cảm giác thoải mái. Bên cạnh đó, mùi hương đặc trưng của ngải cứu còn có tác dụng an thần, định tâm. Theo Y học hiện đại, việc thay đổi nhiệt độ trên da tạo một cung phản xạ mới, giúp ức chế cung phản xạ “bệnh lý” trước đó.
Dùng thuốc Đông y thành phẩm
Các loại thuốc Đông Y cổ truyền được bào chế từ các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên theo phương pháp Y học cổ truyền của các nước phương Đông, đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng gói và dán nhãn.
Các loại thuốc đông y trị bệnh lý xương khớp được khuyên dùng:
ASU: ASU là một chiết xuất thực vật tự nhiên từ bơ và dầu đậu nành làm chậm quá trình sưng viêm, ngăn chặn sự phân hủy của sụn và giúp làm chậm sự tiến triển của viêm xương khớp.
Trầm hương Ấn Độ: Thành phần này có nguồn gốc là nhựa gôm từ vỏ của cây trầm hương Ấn Độ có tính kháng viêm và giảm đau, cải thiện cơn đau khớp và chức năng vận động.
Cây vuốt mèo: Cây vuốt mèo được cho là có đặc tính chống viêm, có thể bằng cách ức chế yếu tố hoại tử khối u-alpha, giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp và viêm khớp dạng thấp
Móng vuốt của quỷ: Hoạt chất trong cây móng quỷ có tác dụng giảm đau và viêm ở khớp, đồng thời giảm nồng độ Axit uric ở những người bị bệnh gút
Gừng: Gừng chứa các thành phần hoạt tính có thể có tác dụng giảm đau và chống viêm, có khả năng giảm đau khớp ở những người bị viêm xương khớp.
Cây thiên niên kiện: Thiên niên kiện là một vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền. Trong các loại thảo dược tốt cho hệ xương khớp thì thiên niên kiện là một trong những vị thuốc đứng đầu trong danh sách với tác dụng chữa phong thấp, nhức mỏi các gân xương, đau nhức khớp hoặc bị tê bại co quắp, viêm dây chằng, thoái hóa khớp và đau thần kinh tọa.
Xoa bóp bấm huyệt
Thực hiện các thủ thuật xoa, bóp, miết, vờn, vận động, ấn day, lăn các vùng cổ, mặt, đầu, vai, gáy và các huyệt vị. Mỗi lần thực hiện khoảng 30 phút/lần/ngày, 10 – 15 ngày/liệu trình. Mỗi liệu trình điều trị tùy theo mức độ và diễn biến bệnh của từng bệnh nhân.
Các huyệt vị tùy từng bệnh nhân khác nhau mà có những phương pháp xoa bóp và bấm, day vào các huyệt vị tương ứng tại vùng đau
Vật lý trị liệu
Phương pháp này giúp các khớp được dần dần cải thiện, vận động linh hoạt, dễ dàng hơn, giảm đau và phù nề tại các khớp. Hiện nay có nhiều thiết bị hỗ trợ quá trình trị liệu giúp phát huy tác dụng tái tạo sụn, thúc đẩy sản xuất dịch nhờn, collagen tại các mô, hỗ trợ sụn khớp được phục hồi an toàn và hiệu quả hơn.

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị các bệnh lý xương khớp bằng các bài tập vận động để cải thiện sự linh hoạt và dẻo dai
Trị liệu thần kinh, nắn chỉnh xương khớp
Đây là phương pháp cần đến sự can thiệp của các y bác sĩ có chuyên môn và kỹ thuật cao để điều chỉnh lại các vùng khớp bị sai lệch trở về vị trí ban đầu, kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể, cắt cơn đau và trở về trạng thái cân bằng của cơ thể.
Cấy chỉ
Đây là phương pháp được chỉ định trong điều trị thoái hóa khớp bằng cách dùng kim đưa chỉ tự tiêu vào huyệt đạo của người bệnh có vai trò kích thích huyệt đạo để cân bằng được âm – dương trong cơ thể.
Cấy chỉ và các huyệt điều trị thoái hóa khớp gối như: huyệt Độc Tỵ, Lương Khâu, Huyết Hải, Âm Lăng Tuyền…
Các phương pháp nói trên đều cần có chuyên môn kỹ thuật từ các bác sĩ và có phác đồ điều trị rõ ràng với cơ sở vật chất cũng như bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao.
Hy vọng với những thông tin bổ ích mà TRAULEN tổng hợp trong bài viết sẽ giúp bạn và những bệnh nhân bệnh lý xương khớp tìm được phương pháp điều trị nhất cho tình trạng của mình. Đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để tránh biến chứng nguy hiểm làm bệnh tình ngày càng nghiêm trọng nhé.