Hiện nay vẫn chưa thể chữa bệnh vảy nến khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp chữa bệnh vảy nến khoa học giúp giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh nặng thêm.
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da. Nó gây phát ban với các mảng ngứa, có vảy chủ yếu ở đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu. Có đến 2% – 3% dân số mắc bệnh vảy nến. Bệnh được mô tả lần đầu tiên bởi nhà khoa học tài năng của La Mã Aurelius Cornelius Celsus.
Bệnh vảy nến là một căn bệnh tự miễn. Đặc trưng bởi tình trạng gia tăng tốc độ sinh sản của các tế bào da. Các tế bào này sinh sản nhanh chóng và chồng lên nhau, tạo thành các mảng trắng đục trên bề mặt da. Bệnh vảy nến có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, thường gặp nhất là da đầu.

Chữa bệnh vảy nến cần kiên trì và cẩn thận
Người bị vảy nến không nguy hiểm đến tính mạng, không lây cho người khác. Tuy nhiên căn bệnh này kéo dài dai dẳng, không thể chữa bệnh vẩy nến khỏi hoàn toàn và để lại nhiều di chứng cho người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, tuy nhiên căn bệnh này có liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Các tế bào miễn dịch lympho T có thể nhầm lẫn tế bào khỏe mạnh và kẻ thù và tấn công làm bị thương chúng. Các yếu tố được xem là thuận lợi để một người bị vảy nến là:
- Di truyền: Nếu cha mẹ bị vảy nến thì con cái có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn.
- Nhiễm trùng: Bệnh vảy nến có thể do các loại virus mang gen mã hóa ngược làm cho hệ miễn dịch bất thường. Ngoài ra, các liên cầu cũng gây nhiễm khuẩn da và gây bệnh.
- Tâm lý bất ổn: Căng thẳng kéo dài có thể gây kích ứng da và làm bùng phát bệnh vảy nến. Với người bị vảy nến, việc lo lắng, căng thẳng quá mức sẽ làm bệnh diễn biến nặng hơn.
- Rối loạn nội tiết tố nữ: Nữ giới bị vảy nến, mày đay, viêm da cơ thể có thể do rối loạn nội tiết tố.
- Chấn thương ngoài da: Khi bị chấn thương, xây xát ngoài da, các vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để xâm nhập và tấn công, gây tổn thương cấu trúc da, dẫn đến bị vảy nến.
- Rối loạn hệ thống chuyển hóa: Người bị rối loạn chuyển hóa protein hoặc glucid sẽ có nguy cơ mắc bệnh vảy nến cao hơn.
- Tiêu thụ rượu bia, hút thuốc lá: các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, … có thể làm kích ứng da và hình thành vảy nến.
- Tiếp xúc với hóa chất: Các loại bột giặt, mỹ phẩm, sữa tắm, … chứa các hóa chất gây kích ứng da, nếu thường xuyên sử dụng có thể mắc bệnh vảy nến.
- Thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây vảy nến. Nếu tăng cân quá nhanh, người bệnh có nguy cơ bị vảy nến.
Triệu chứng bệnh vảy nến
Bệnh tiến triển thành từng đợt xen kẽ những giai đoạn ổn định, dai dẳng suốt đời; gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay vẫn chưa thể chữa bệnh vẩy nến khỏi hoàn toàn, tuy nhiên bệnh có thể kiểm soát ổn định nếu người bệnh hiểu rõ về bệnh.

Bệnh vảy nến da đầu
Tổn thương cơ bản của vảy nến là các đám da đỏ, kích thước to nhỏ khác nhau, có khi thành mảng lớn, ranh giới rõ với da lành, cộm, trên có phủ vảy da màu trắng dễ bong, vị trí hay gặp ở vùng tỳ đè, có tính chất đối xứng. Bệnh thường ít ngứa và chỉ ngứa ở những giai đoạn có tiến triển mạnh. Một số trường hợp viêm khớp vảy nến thì người bệnh có sưng đau các khớp, có thể gây biến dạng khớp, hạn chế vận động.
Những triệu chứng phổ biến của vảy nến:
- Trên da xuất hiện nhiều mảng da đỏ, có vảy dày và óng ánh bạc.
- Có nhiều đốm vảy nhỏ trên da, nhất là ở trẻ em.
- Da bệnh nhân khô, nứt nẻ, có khi chảy máu hoặc ngứa ngáy rất khó chịu.
- Cảm giác ngứa, nóng rát hoặc đau nhức ở vùng da bị bệnh.
- Trên móng tay dày, có vết lõm hoặc đường rãnh.
- Các khớp bị sưng và cứng.
- Các khu vực hay bị nhất là vùng lưng dưới, khuỷu tay, đầu gối, chân, lòng bàn chân, da đầu, mặt và lòng bàn tay…
Đa số người bệnh đều trải qua các triệu chứng theo chu kỳ. Các đợt bùng phát bệnh có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, sau đó giảm dần và biến mất trong một thời gian đến khi tái phát đợt mới.
Các loại vảy nến thường gặp
Bệnh vảy nến xảy ra do rối loạn sẩn vảy và được chia thành các loại khác nhau dựa trên đặc điểm mô học. Bệnh vảy nến được phân chia qua các dạng lâm sàng bao gồm: vảy nến thông thường, vảy nến thể giọt, vảy nến mảng nhỏ, vảy nến đảo ngược, vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến mủ, vảy nến tiết bã, vảy nến tã lót, vảy nến dạng dải, vảy nến khớp.
- Bệnh vảy nến mảng bám (bệnh vảy nến thông thường), chiếm khoảng 90% trường hợp. Vảy nến thường xuất hiện dưới dạng các mảng màu đỏ có vảy trắng ở mặt sau cẳng tay, cẳng chân, vùng rốn và da đầu. Bệnh gây các mảng da khô, ngứa, nổi lên (mảng bám) phủ đầy vảy. Các mảng khác nhau về màu sắc, tùy thuộc vào màu da.
- Bệnh vảy nến thể giọt (bệnh vảy nến Guttate) có tổn thương các đốm nhỏ hình giọt nước có vảy trên thân, cánh tay hoặc chân. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở thanh niên và trẻ em. Bệnh thường được kích hoạt bởi nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn. Bệnh vảy nến thể giọt thường khởi phát do nhiễm trùng liên cầu (miệng họng hoặc quanh hậu môn) và thường xảy ra 1-3 tuần sau khi nhiễm trùng. Bệnh thường thấy nhất ở trẻ em và thanh niên.
- Bệnh vảy nến mụn mủ hiếm gặp, biểu hiện dưới dạng mụn nước nhỏ, không nhiễm trùng, chứa đầy mủ, gây ra các vết phồng rộp có mủ rõ ràng. Vảy nến có thể lan rộng hoặc trên các khu vực nhỏ của lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
- Bệnh vảy nến nghịch đảo (bệnh vẩy nến đảo ngược, bệnh vảy nến nếp) hình thành các mảng đỏ trên các nếp gấp trên da (háng, mông, vú, xung quanh bộ phận sinh dục). Nhiệt độ, chấn thương và nhiễm trùng có vai trò trong sự phát triển của dạng vảy nến không điển hình này. Người bị bệnh xuất hiện các mảng da bị viêm mịn trở nên tồi tệ hơn khi ma sát và đổ mồ hôi.
- Bệnh vảy nến đỏ da toàn thân ít phổ biến, xảy ra khi ban lan rộng và có thể phát triển từ bất kỳ loại vảy nến nào khác. thường liên quan đến hơn 90% diện tích bề mặt cơ thể. Da người bệnh có thể khô, ngứa, sưng và đau nghiêm trọng. Vảy nến đỏ bao phủ toàn bộ cơ thể bằng phát ban bong tróc có thể ngứa hoặc bỏng dữ dội. Bệnh có thể tồn tại trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc dài hạn (mạn tính).
- Bệnh vảy nến móng tay khiến móng tay và móng chân bị rỗ, móng phát triển bất thường và đổi màu. Móng bị vảy nến có thể lỏng ra và tách khỏi nền móng (nấm móng), nếu nặng hơn có thể khiến móng vỡ vụn.
- Bệnh vảy nến trẻ sơ sinh (vảy nến thể tã) với đặc điểm xuất hiện các mẩn đỏ có vảy bạc ở vùng quấn tã ở trẻ em, có thể kéo dài đến thân hoặc tay chân.
- Bệnh vảy nến ở miệng rất hiếm gặp, có thể không có triệu chứng, tồn tại dưới dạng các mảng màu trắng hoặc vàng xám. Nứt lưỡi là phát hiện phổ biến nhất ở những người bị bệnh vảy nến miệng.
- Bệnh vảy nến tiết bã thường biểu hiện dưới dạng các mảng đỏ có vảy nhờn ở những vùng sản xuất nhiều bã nhờn như da đầu, trán, nếp gấp da cạnh mũi, da quanh miệng, da trên ngực phía trên xương ức và nếp gấp da.
5 Phương pháp chữa bệnh vảy nến khoa học
- Thuốc mỡ và kem chữa bệnh vẩy nến
Chữa bệnh vẩy nến mức độ nhẹ thường sử dụng thuốc bôi. Mỡ khoáng hoặc kem được sử dụng để bôi vào da sau khi tắm hoặc trong lúc tắm. Ngoài ra, bạn cũng có thể được kê các loại thuốc chữa bệnh vẩy nến có tác dụng mạnh hơn với các thành phần giúp giảm sưng và làm chậm sự phát triển của các tế bào da.
Bạn chỉ nên che vùng da sau bôi thuốc chữa bệnh vẩy nến khi có chỉ định của bác sĩ. Đối với một số loại thuốc, việc bịt kín da có thể giúp tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, một số loại thuốc chữa bệnh vẩy nến có tác dụng mạnh có thể làm tăng biểu hiện của tác dụng phụ.
Trong trường hợp bác sĩ khuyên dùng, bạn nên thực hiện như sau: Bôi thuốc lên bề mặt da, che lại bằng bọc nhựa, mặc quần áo chống thấm nước, vải nylon hoặc vớ cotton.
- Liệu pháp ánh sáng (Quang trị liệu) chữa bệnh vẩy nến
Chiếu tia cực tím có thể giúp ngăn chặn sự phát triển nhanh của các tế bào da. Tuy nhiên, việc tắm nắng lại thường không làm cải thiện mà làm tình trạng bệnh xấu đi. Bác sĩ sẽ thực hiện chiếu tia cho bạn với hàm lượng và thời gian phù hợp. Việc điều trị bằng chiếu tia thường không gây ra đau đớn. Chiếu tia thường được thực hiện bằng laser hoặc light box.
Bạn cũng có thể kết hợp điều trị bằng thuốc với chiếu tia. Lưu ý, việc chiếu tia không đúng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da.
- Liệu pháp laser chữa bệnh vẩy nến
Với liệu pháp laser, bác sĩ sẽ chiếu tia vào khu vực bị vảy nến, vùng da lành xung quanh sẽ không bị tổn hại hoặc tiếp xúc nhiều với tia UV so với các phương pháp điều trị chiếu tia khác. Sau 4 – 5 tuần điều trị, các mảng bám trên da sẽ mỏng dần và các triệu chứng cũng sẽ mất dần sau một thời gian sau đó.
Đa số các trường hợp chữa bệnh vẩy nến, liệu pháp không gây đau đớn, chỉ một số người bị đỏ và phồng rộp nhẹ.
- Thuốc uống chữa bệnh vẩy nến
Điều trị vảy nến bằng thuốc chữa bệnh vẩy nến được chỉ định khi các phương pháp điều trị tác động trực tiếp lên da không đạt hiệu quả. Thuốc chữa bệnh vẩy nến được cung cấp là thuốc uống hoặc dạng viên giải phóng nhanh, giúp làm sạch da và ngăn ngừa lan rộng nếu bạn bị bệnh vẩy nến mức độ vừa và nặng.
Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm acitretin (Soriatane), apremilast (Otezla), cyclosporine (Apo-Cyclosporine, Gengraf, Neoral, Sandimmune) và methotrexate (Rheumatrex, Trexall).
- Thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc dạng viên giải phóng nhanh chữa bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến vừa và nặng thường được điều trị bằng các loại thuốc có tác dụng mạnh. Thuốc chữa bệnh vẩy nến tác động lên hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh. Một số loại thuốc chữa bệnh vẩy nến có thể tiêm tại nhà, số khác phải đến bệnh viện hoặc phòng khám để tiêm.
Các loại thuốc chữa bệnh vẩy nến thường được sử dụng bao gồm adalimumab (Humira), adalimumab-adbm (xitezo), brodalumab (Siliq), etanercept (Enbrel), guselkumab (Tremfya), Infliximab (Remicade), Remicade, ixekizumab (Taltz), secukinumab (Cosentyx) và ustekinumab (Stelara).
Chữa bệnh vẩy nến bằng thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh chỉ sau một vài tuần. Bạn nên nhờ tư vấn của bác sĩ nếu lo lắng về thuốc. Các loại thuốc chữa bệnh vẩy nến này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, như các vấn đề về gan và thận, nhiễm trùng và một số bệnh ung thư.
Nếu phát hiện bị bệnh vảy nến, hãy đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để điều trị ngay bạn nhé!
Đọc thêm: LOÃNG XƯƠNG – 1 CĂN BỆNH THỜI ĐẠI