Phục hồi chức năng là quá trình quan trọng giúp người bệnh khôi phục sức khỏe và khả năng vận động, giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, có nhiều hiểu lầm xoay quanh quá trình này khiến nhiều người áp dụng sai phương pháp hoặc bỏ qua những điều cần thiết, dẫn đến những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Bài viết dưới đây của Traulen sẽ giúp bạn làm rõ 5 hiểu lầm phổ biến về phục hồi chức năng sau chấn thương và cung cấp những thông tin cần thiết để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị.
Nghỉ ngơi hoàn toàn sẽ giúp nhanh chóng bình phục
Nhiều người nghĩ rằng không cử động và nghỉ ngơi hoàn toàn sẽ giúp cơ thể bốc hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, việc không vận động trong thời gian dài có thể khiến các nhóm cơ yếu đi, khớp cứng và suy giảm chức năng.
Bất kỳ loại chấn thương nào, việc tập luyện phục hồi chức năng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp nhanh chóng phục hồi hơn.
Phục hồi chức năng chỉ dành cho vùng chấn thương nặng
Phục hồi chức năng không chỉ dừng lại ở khu vực bị chấn thương. Các cơ quan, bộ phận liên quan cũng có thể chịu ảnh hưởng. Chẳng hạn, nếu bạn bị chấn thương đầu gối, các nhóm cơ hông và bàn chân cũng cần được tập trung.
Ngay cả những chấn thương nhẹ như bong gân, trật khớp hay gãy xương nhẹ cũng nên được phục hồi chức năng. Việc này giúp giảm nguy cơ biến chứng và phục hồi nhanh chóng.
Phục hồi chức năng sau chấn thương là tập các bài tập vật lý trị liệu
Nhiều người nhầm lẫn rằng phục hồi chức năng sau chấn thương đơn giản chỉ là tập những bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng. Tuy nhiên, quan niệm này chưa hoàn toàn đúng vì phục hồi chức năng bao gồm nhiều phương pháp chuyên sâu, không chỉ giới hạn ở việc tập luyện vận động.
Thực tế, quá trình phục hồi chức năng sau chấn thương sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm khôi phục chức năng vận động và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Trong đó, các phương pháp chủ yếu bao gồm:
Vật lý trị liệu
- Vận động trị liệu: Bao gồm các bài tập vận động, nắn chỉnh, thể dục và sử dụng các thiết bị, máy móc chuyên dụng để hỗ trợ quá trình điều trị. Vận động trị liệu tập trung vào việc khôi phục chức năng vận động của hệ cơ xương khớp, cải thiện tính mềm dẻo thần kinh, gia tăng tuần hoàn dinh dưỡng, từ đó nâng cao khả năng vận động và linh hoạt của cơ thể.
Vật lý trị liệu không thể trị liệu khỏi hoàn toàn thoát vị đĩa đệm nếu không kết hợp dùng thuốc
Trị liệu bằng tác nhân vật lý: Sử dụng các yếu tố vật lý như sóng xung kích, điện xung, laser, di động mô mềm và nhiệt trị liệu. Các tác nhân vật lý này giúp giảm đau, giảm sưng, tăng cường tuần hoàn máu và kích thích tái tạo mô tổn thương.
Hoạt động trị liệu
Hoạt động trị liệu là một phần quan trọng trong phục hồi chức năng, tập trung vào việc cải thiện sự phối hợp vận động giữa các nhóm cơ và khớp. Mục tiêu của phương pháp này là giúp bệnh nhân phục hồi những kỹ năng cần thiết cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, từ đó có thể tự thực hiện các công việc cá nhân mà không cần sự trợ giúp của người khác.
Không bắt buộc thực hiện phục hồi chức năng sớm
Có quan điểm cho rằng cho rằng việc phục hồi chức năng không cần bắt đầu ngay sau chấn thương mà có thể chờ đến khi vết thương lành hẳn. Điều này khiến không ít người trì hoãn hoặc bỏ qua giai đoạn quan trọng trong quá trình phục hồi.
Thực tế cho thấy, bắt đầu phục hồi chức năng càng sớm càng tốt là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị. Điều này không chỉ đúng với những bệnh nhân trải qua phẫu thuật mà ngay cả những người điều trị chấn thương bằng phương pháp bảo tồn (không phẫu thuật) cũng nên bắt đầu thực hiện phục hồi chức năng ngay khi có chỉ định từ bác sĩ.

Cần thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả điều trị cao
Phục hồi chức năng sớm mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho quá trình hồi phục sau chấn thương, bao gồm:
- Giảm đau và sưng: Việc vận động nhẹ nhàng trong giai đoạn sớm giúp cải thiện lưu thông máu, làm giảm tình trạng đau và phù nề do bất động quá lâu.
- Hạn chế cứng khớp và teo cơ: Thời gian bất động kéo dài có thể dẫn đến tình trạng cứng khớp và teo cơ tại vùng bị tổn thương. Bắt đầu phục hồi chức năng sớm giúp duy trì độ linh hoạt của khớp và sức mạnh cơ, giúp nhanh chóng lấy lại chức năng vận động, từ đó rút ngắn thời gian hồi phục.
- Tăng cường khả năng hồi phục toàn diện: Phục hồi chức năng sớm giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại thăng bằng và sức mạnh tổng thể, hạn chế nguy cơ tái phát chấn thương hoặc biến chứng sau này.
Tự tập luyện tại nhà hiệu quả hơn điều trị chuyên nghiệp
Tuy việc tự tập tại nhà có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, nhưng việc tập sai cách có thể khiến chấn thương trầm trọng hơn. Bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bạn xây dựng lộ trình phù hợp, hạn chế rủi ro tối đa.
Một quan niệm phổ biến là chỉ cần làm theo các bài tập hướng dẫn có sẵn trong sách hoặc trên internet là có thể tự phục hồi chức năng tại nhà. Quan niệm này dễ dẫn đến những sai lầm trong quá trình luyện tập, thậm chí khiến chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi bỏ qua giai đoạn vàng của điều trị.
Trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi chức năng, bệnh nhân nên tập luyện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chuyên gia. Đây là thời điểm mà cơ và khớp còn yếu và dễ bị tổn thương, nên chỉ cần một động tác sai cách hoặc tập luyện không đúng cường độ có thể khiến chấn thương trở nên trầm trọng hơn hoặc gây ra những tổn thương mới.
Sau khi tình trạng vết thương đã có sự cải thiện rõ rệt và bệnh nhân quen dần với các bài tập, việc tự tập luyện tại nhà là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, các bài tập này cần phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, bệnh nhân nên thường xuyên tái khám để kiểm tra tiến độ phục hồi và nhận thêm lời khuyên từ chuyên gia. Điều này không chỉ giúp đánh giá chính xác tình trạng hồi phục mà còn kịp thời điều chỉnh chương trình tập luyện khi cần thiết, đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất.
Việc phục hồi chức năng sau chấn thương là quá trình quan trọng và cần được thực hiện đúng cách. Hiểu đúng về quá trình này sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại sức khỏe và tránh những biến chứng không mong muốn.