Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến xảy ra ở hầu hết sản phụ do áp lực từ quá trình sinh nở, ảnh hưởng của hormone thai kỳ, thiếu can.xi và chất dinh dưỡng… Mặc dù triệu chứng đau nhức xương khớp sau sinh không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ bầu và bé.
Cùng TRAULEN tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp sẽ giúp mẹ sớm tìm ra biện pháp phù hợp khắc phục cơn đau.
Nguyên nhân mẹ bầu bị đau nhức xương khớp sau sinh
Tiền sử mắc bệnh cơ xương khớp
Trong thời gian đầu sau khi sinh, sức khỏe của mẹ tương đối yếu nên rất dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về xương khớp vì mẹ bầu vừa phải trải qua giai đoạn “mang nặng đẻ đau”. Đối với những mẹ bầu trước đây đã có tiền sử mắc bệnh cơ xương khớp thì sau khi sinh lại càng dễ bị đau nhức xương khớp, gây đau nhức, tê mỏi các khớp xương
Vì vậy, nếu phụ nữ có tiền sử mắc bệnh cơ xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm khớp hoặc trật khớp, chấn thương dây chằng… việc bắt gặp triệu chứng đau nhức xương khớp trong giai đoạn này là điều khó tránh khỏi, thậm chí mức độ đau nhức sẽ càng gia tăng hơn.
Một số phụ nữ sau khi sinh có thể bị đau nhức xương khớp nghiêm trọng hơn trước đó rất nhiều
Thiếu hụt canxi
Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể mẹ là rất lớn do thai nhi cần hấp thụ canxi và các chất dinh dưỡng từ mẹ để phát triển toàn diện. Nếu người mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu canxi cho thai nhi qua chế độ ăn uống và các loại thực phẩm bổ sung, lúc này bào thai sẽ lấy canxi từ xương của mẹ để bù đắp, từ đó dẫn đến tình trạng loãng xương, đau lưng và đau nhức xương khớp ở phụ nữ sau sinh.
Hơn nữa, sau khi sinh, mẹ phải cho con bú, lúc này canxi sẽ theo sữa mẹ để nuôi dưỡng em bé. Cơ thể mẹ lại tiếp tục mất canxi khiến tình trạng đau nhức xương khớp sau sinh càng nghiêm trọng hơn.
Sự thay đổi hormone
Trong quá trình mang thai nội tiết tố của phụ nữ cũng có nhiều thay đổi, cơ thể tạo ra một loại hormone có tên là relaxin giúp vùng xương chậu thư giãn, trở nên mở rộng hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Song loại hormone này lại làm mất ổn định trục cột sống, dễ gây viêm khớp và dây chằng. Hormođau nhức xương khớpne relaxin này vẫn tồn tại trong cơ thể mẹ sau khi sinh 3 – 4 tháng gây đau lưng.
Nồng độ hormone estrogen biến đổi lớn trong và sau thai kỳ gây áp lực lớn lên cấu trúc xương khớp của phụ nữ, cản trở quá trình hoạt động của các khớp dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp khó chịu, gia tăng các triệu chứng đau nhức xương khớp sau khi sinh.
Sinh hoạt hàng ngày không đúng tư thế
Sau sinh phụ nữ dành nhiều thời gian để chăm sóc em bé, liên tục cúi xuống thay tã, tắm rửa, bế em bé, nấu cơm, giặt giũ nhiều, ít được nghỉ ngơi nên dễ gây mỏi lưng, đau nhức xương khớp, nhất là khi cơ thể còn chưa hồi phục….
Đứng ngồi, nằm và sinh hoạt trong tư thế lệch suốt một thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp.
Do tăng cân trong thai kỳ
Trong suốt quá trình mang thai cùng với sự phát triển của em bé, các khớp xương của mẹ phải chịu một áp lực lớn. Phụ nữ thường tăng từ 10 – 20 kg trọng lượng trong suốt thai kỳ, thậm chí có thể tăng nhiều hơn do quan điểm cần ăn nhiều dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên quá trình tăng cân quá nhanh sẽ khiến hệ xương khớp, cột sống đột ngột phải chịu một trọng tải lớn trong thời gian ngắn, điều này để khiến khối cơ lưng bị tăng gây đau nhức xương khớp sau sinh.
Tổn thương cột sống khi mang thai
Sự phát triển của thai nhi có khả năng gây sức ép lên đốt sống thắt lưng, khiến bộ phận này uốn cong bất thường. Đồng thời, điều này còn ảnh hưởng đến các nhóm cơ, dây chằng và rễ thần kinh tại đây, kéo theo triệu chứng đau nhức xương khớp.
Cách khắc phục đau nhức xương khớp dễ thực hiện cho mẹ bầu sau sinh
Sinh hoạt khoa học
Không nên lao động quá sức, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, đặc biệt là xương khớp. Mẹ hãy ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp lưu thông khí huyết. Ngoài ra, mẹ nên dành thời gian xoa bóp, massage toàn thân để thư giãn gân cốt, giúp máu lưu thông.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Dùng khăn nóng hoặc lạnh chườm lên vùng đau.
Thay đổi tư thế ngồi
Tư thế nằm, ngồi sai sẽ khiến mẹ sau sinh đau xương cụt kéo dài. Vì vậy, chị em nên thay đổi tư thế nằm, ngồi để giảm áp lực lên xương chậu.

Massage vùng bị đau giúp các mẹ bầu giảm cơn đau nhức xương khớp
Tắm nước ấm
Giúp tinh thần thoải mái, thư giãn, cải thiện tình trạng mệt mỏi, đau nhức xương khớp. Khi tắm nước nóng, có thể nhỏ vài giọt tinh dầu yêu thích để thư giãn cơ thể.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Cơ thể mẹ sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai và chuyển hóa vào sữa mẹ nên cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường thể lực, phục hồi cơ thể và tăng chất lượng sữa. Mẹ bầu nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu canxi, vitamin B, vitamin C, sắt như: cua, tôm, ốc, các chế phẩm từ sữa, sữa…. để bù đắp lượng canxi cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể nhanh chóng khỏe mạnh.
Tập thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe xương khớp
Thường xuyên thực hiện các bài tập tốt cho hệ xương khớp giúp giảm đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả. Các mẹ bỉm sữa nên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để co giãn các khớp xương, hạn chế đau nhức. Một số bài tập có thể thực hiện như đi bộ, tập yoga, bơi, đạp xe,…
Theo dõi sức khỏe của mình
Nếu cơn đau vùng chậu kéo dài gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong một số trường hợp, chị em phải dùng thuốc giảm đau, chống viêm để điều trị bệnh.