Theo số liệu thống kê của Hội Cơ Xương khớp Việt Nam, có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp gối.
Đau khớp gối là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết thoái hóa khớp gối
Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Các cơn đau thường xuất hiện âm ỉ hoặc cấp tính tùy vào từng thời điểm khác nhau, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động. Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, các cơn đau này chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động khớp và nhanh chóng biến mất đi sau đó. Nhưng nếu để tình trạng này lâu ngày, thoái hóa khớp sẽ gây ra các cơn đau nhức dữ dội và kéo dài. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh đột ngột sẽ khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
Đau khớp gối là dấu hiệu phổ biến nhất ở người bệnh thoái hóa khớp gối. Cơn đau xuất hiện và tăng lên khi vận động, thay đổi tư thế còn khi nghỉ ngơi hay ngủ về đêm thì giảm hoặc không đau.
Đau khớp gối thường diễn ra âm ỉ, có thể thành từng đợt dài ngắn khác nhau. Trường hợp thoái hóa khớp gối do nguyên nhân thứ phát có thể đau liên tục tăng dần.

Đau gối là triệu chứng sớm của thoái hóa khớp gối
Cứng khớp gối
Triệu chứng này thường xuất hiện kèm theo các cơn đau, đặc biệt là vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy. Lúc này các khớp bị đau cứng sẽ không cử động được kéo dài 15-30 phút, tình trạng này sẽ giảm dần sau khoảng 10 – 30 phút nghỉ ngơi. Nhưng nếu để bệnh kéo dài dai dẳng thì triệu chứng này sẽ lại tiếp diễn, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Hoặc cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp. Bệnh nhân phải vận động một lúc khớp gối mới hoạt động được trơn tru hơn và thực hiện được các động tác đi lại bình thường. Thời gian cứng khớp thường 15 phút. Nói chung không quá 30 phút.
Phát ra tiếng tại khớp khi vận động
Thoái hóa khớp khiến cho sụn và đĩa đệm ở giữa hai đầu xương bị hao mòn, lượng dịch nhầy bôi trơn tiết ra cũng giảm dần. Nên khi người bệnh di chuyển, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau phát ra tiếng lạo xạo kèm theo triệu chứng đau nhức dữ dội. Người bệnh có thể nhận thấy triệu chứng này khi vận động mạnh.
Khi vận động, bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng “rắc rắc”, “lục cục” tại khớp gối. Điều này xảy ra do thoái hoá khớp gối nguyên phát hoặc sau viêm đã làm cho lớp sụn đầu xương bị bào mòn khiến hai bề mặt xương trực tiếp cọ xát với nhau.
Hạn chế vận động khớp gối
Các vận động khớp gối bị hạn chế, khó cử động như gập duỗi khớp gối, xoay khớp khó khăn,… gây cản trở sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, khi bệnh nhân thoái hóa khớp gối ngồi xuống, đứng lên hoặc đi lại còn có cảm giác đau đớn. Trường hợp hạn chế vận động nhiều thường do các phản ứng co cơ kèm theo.
Khớp bị thoái hóa đồng nghĩa với việc khả năng vận động cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó khăn trong việc thực hiện một số động tác như cúi, gập người, xoay cổ, bước đi…
Biến dạng khớp gối
Nếu để thoái hóa khớp gối diễn ra trong thời gian dài mà không các biện pháp điều trị đúng cách sẽ gây ra các triệu chứng nguy hiểm hơn như sưng tấy gây biến dạng khớp bị tổn thương, đầu gối lệch khỏi trục, vùng cơ xung quanh khớp bị thoái hóa không được vận động trong thời gian dài sẽ gây teo cơ,…

Biến dạng khớp gối
Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể bị biến dạng lệch trục khớp gối hoặc sờ thấy chồi xương ở quanh khớp gối. Nếu bệnh tiến triển hơn, bệnh nhân có thể thấy khớp gối sưng nề do tràn dịch. Đôi khi ấn vào xương bánh chè rồi thả tay có thể thấy xương bánh chè bập bềnh trong dịch khớp.
Đối với người bệnh ít vận động có thể bị teo cơ quanh khớp.
Đọc thêm: ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ KHỚP GỐI BẰNG CHẤT NHỜN CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?