Thoái hóa khớp hay còn được là tình trạng lớp đệm giữa các khớp bị mài mòn kéo theo nhiều biến chứng thoái hóa khớp. Khi xảy ra tình trạng này, xương giữa các khớp cọ sát với nhau mạnh, không còn đệm lót nên sẽ dẫn đến tình trạng đau, sưng, cứng. Có thể giảm khả năng di chuyển và hình thành các gai xương.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp chủ yếu gây ra do yếu tố tuổi tác. Càng nhiều tuổi, khả năng tự chữa lành của sụn cũng giảm dần nên hầu hết người lớn tuổi đều bị thoái hóa khớp.
Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố dẫn đến thoái hóa khớp gồm:
Di truyền
Nếu gia đình có người nhà bị thoái hóa khớp thì nguy cơ cao các thành viên khác cũng có thể mắc bệnh lý này. Đây cũng là nguyên nhân khiến một người có thể bị thoái hóa khớp dù tuổi còn trẻ và hình dạng xương bao quanh khớp gối của họ cũng có thể có hình dạng bất thường.
Cân nặng
Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp. Nguyên nhân là do tải trọng lớn gây áp lực lên các khớp. Theo nghiên cứu thì mỗi khi tăng 0,45 kg cân nặng sẽ làm tăng 1,35 – 1,8 kg trọng lượng lên các khớp.

Béo thừa là nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Giới tính
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ bị thoái hóa khớp nhiều hơn so với nam giới.
Vận động quá sức
Những người thường xuyên vận động quá sức, điển hình là các vận động viên ở những bộ môn như bóng đá, điền kinh, quần vợt… thường xuyên vận động sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp ngay cả khi tuổi chưa cao.
Đặc biệt, nếu vận động viên bị chấn thương trong lúc tập luyện thì nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn nữa.
Mắc bệnh cơ xương khớp
Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, nếu mắc một số rối loạn chuyển hóa như dư thừa sắt, dư thừa hormone tăng trưởng cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.
Các biến chứng thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh lý này đang ngày càng trẻ hóa và trở thành mối lo của nhiều người.
Thoái hóa khớp không chỉ gây đau, ảnh hưởng đến việc vận động và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh mà nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng thoái hóa khớp nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm và đúng cách.
Theo thời gian, thoái hóa khớp sẽ gây ra những biến chứng thoái hóa khớp như:
Mất xương
Với những trường hợp thoái hóa khớp nặng, sụn sẽ mất dần và có thể dẫn đến mất xương. Cùng với đó, chết tế bào xương là biến chứng nghiêm trọng, cần phẫu thuật để loại bỏ những phần xương bị ảnh hưởng.
Tăng nguy cơ chấn thương các khớp tay chân, cột sống là biến chứng thoái hóa khớp nguy hiểm nhất
Người bị thoái hóa khớp thường gặp khó khăn khi vận động hay thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, khi cơn đau xuất hiện một cách dữ dội thì khả năng vận động và giữ thăng bằng suy giảm, làm tăng nguy cơ gặp tai nạn và thương tích.
Mất ổn định khớp
Do bị đứt gân và đứt dây chằng xung quanh khớp nên sự ổn định và linh hoạt của khớp bị ảnh hưởng.
Gây ra bệnh lý khác
Thoái hóa khớp nếu không điều trị sớm sẽ khiến người bệnh lười vận động, lâu dần làm họ tăng cân nhanh, tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.
Tăng nguy cơ bị gút
Người bị thoái hóa khớp có nồng độ axit uric trong máu cao nên sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh gút, một dạng khác của chứng viêm khớp.

Biến chứng thoái hóa khớp gây bệnh gout
Rối loạn giấc ngủ
Biến chứng thoái hóa khớp gây đau nhức, sưng tấy, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người bệnh không thể ngủ ngon. Mất ngủ liên tục gây mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm năng suất làm việc.
Lo âu và trầm cảm
Các cơn đau thoái hóa khớp ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người bệnh khiến họ thường xuyên lo lắng và có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn những người khác.
Ngoài những biến chứng kể trên, thoái hóa khớp còn có thể dẫn đến:
Hoại tử xương.
Chảy máu, nhiễm trùng khớp.
Gãy xương.
Tổn thương gân và dây chằng quanh khớp.
Để khắc phục chứng thoái hóa khớp gối, có thể áp dụng những phương pháp điều trị dưới đây:
Giảm cân
Cân nặng quá cao đồng nghĩa với việc khớp phải chịu áp lực lớn và khiến người bệnh bị đau nặng nề hơn, vận động khó khăn. Việc giảm cân giúp giảm tình trạng đau đầu khớp do thoái hóa khớp gây ra.
Sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau giúp làm giảm các cơn đau do thoái hóa khớp gây ra. Việc sử dụng phải được bác sĩ chỉ định và người bệnh tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng thuốc cũng như thời gian uống để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Vật lý trị liệu
Thoái hóa khớp gây đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu sẽ đem lại hiệu quả cho những trường hợp thoái hóa khớp.

Vật lý trị liệu dành cho người bị thoái hóa khớp
Các chuyên gia sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập, cách tăng cường cơ bắp, tăng cường tính linh hoạt của khớp để hạn chế cơn đau và có thể trở lại sinh hoạt, vận động như bình thường.
Điều trị bảo tồn bằng các chế phẩm sinh học
2 phương pháp điều trị bảo tồn bằng chế phẩm sinh học được sử dụng phổ biến hiện nay trong điều trị thoái hóa khớp đó là: Tiêm chất nhờn nhân tạo Acid Hyaluronic hoặc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP.
Phẫu thuật
Với những trường hợp thoái hóa khớp nặng, áp dụng những cách trị liệu trên không đem lại hiệu quả thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để điều trị bệnh triệt để.
Các phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện như phẫu thuật nội soi khớp, phẫu thuật cắt xương, phẫu thuật thay khớp hoặc tạo hình khớp.
Đọc thêm: 5 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THOÁI HÓA KHỚP GỐI