Rối loạn tiền định là một bệnh lý gây ra những triệu chứng rất khó chịu, điển hình nhất là các cơn chóng mặt khi thay đổi tư thế và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Bệnh thường dễ tái phát, do đó để tăng hiệu quả điều trị bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp điều trị bằng nhiều phương pháp. Trong đó, tập các bài tập chữa rối loạn tiền đình là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ tái phát.
Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Traulen nhé
Lợi ích của các bài tập chữa rối loạn tiền đình
Triệu chứng của rối loạn tiền đình thường gặp nhất đó là chóng mặt kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi. Các triệu chứng này làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những người có lối sống ít vận động có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình, do bị giảm sức mạnh và tính linh hoạt của cơ bắp, gây ra cứng khớp, giảm sức chịu đựng của cơ thể.
Vì vậy, việc thực hiện các bài tập các tại nhà cũng là một cách điều trị rối loạn tiền đình không dùng thuốc hiệu quả và an toàn. Một số lợi ích của việc thực hiện các bài tập chữa rối loạn tiền đình gồm:
- Các bài tập tại nhà có thể giúp bệnh nhân có thể lực tốt, giảm sự căng thẳng và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình.
- Bài tập giúp phục hồi chức năng giúp bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình, gia tăng thích nghi với việc thay đổi tư thế, tăng khả năng thăng bằng khi đứng, đi lại, lắc lư hay xoay chuyển.
- Giúp người bệnh rèn luyện sự dẻo dai, điều chỉnh nhịp tim và huyết áp, tăng cường lưu lượng tuần hoàn.
- Nâng cao khả năng hoạt động của não bộ, tăng cường lưu lượng tuần hoàn não, cải thiện trí nhớ và giúp làm giảm căng thẳng.
- Bài tập kết hợp hơi thở giúp tăng thông khí phổi, giảm lượng không khí cặn và cải thiện tuần hoàn phổi.
- Góp phần làm cho các khớp hoạt động dẻo dai.

Rối loạn tiền đình với biểu hiện chóng mặt, buồn nôn,… gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh
Bài tập cải thiện chóng mặt do bị rối loạn tiền đình ngoại biên
Bài tập Epley cải tiến
- Ngồi trên giường và xoay đầu sang trái 450. Sau đó nhanh chóng nằm ngửa, vai trên gối và đầu xoay trên giường. Giữ 30 giây.
- Xoay đầu 900 sang bên phải mà không nâng đầu. Giữ 30 giây.
- Xoay 900 phần người còn lại về phía bên phải. Giữ 30 giây.
- Ngồi dậy phía cạnh phải giường.
- Và thực hiện thao tác xoay ngược lại nếu cần tái định vị sỏi tai bên phải.
- Thao tác này nên được thực hiện ba lần một ngày. Tập hằng ngày cho đến khi người bệnh không còn bị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính trong 24 giờ.
Bài tập nhìn theo mục tiêu
Bạn cần tìm một chỗ ngồi thoải mái để quan sát ba món đồ ngang tầm mắt nhằm và chọn làm mục tiêu sao cho một món đồ nằm về phía bên trái, một món đồ ở giữa và một món đồ nằm về phía bên trái của bạn. Di chuyển đầu để có thể nhìn về mục tiêu bên trái, sau đó đến mục tiêu ở giữa và nhìn vào mục tiêu bên phải.
Thực hiện khoảng 10-15 lần xoay đầu mà không dừng lại, tiếp theo thực hiện 10-15 lần nhưng dừng ngắn ở mỗi mục tiêu. Nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.
Bài tập Semont
Bước 1: Ngồi trên mép giường và quay đầu 45 độ so với bên tổn thương.
Bước 2: Từ từ nằm xuống ở tư thế nằm nghiêng sao cho đầu, cổ và thân tạo thành một đường thẳng, đầu hướng lên trần nhà. Giữ nguyên tư thế này từ 30-60 giây để mọi cơn chóng mặt có thể giảm bớt.
Bước 3: Xoay người trở lại, một lần nữa giữ cho cổ thẳng với sống lưng nhưng mặt hướng xuống dưới sàn. Giữ tư thế này trong 30-60 giây, đợi cho hết chóng mặt rồi từ từ đứng dậy trở lại tư thế ngồi.
Bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình
Tập yoga ngoài việc giúp cơ thể khỏe khoắn và dẻo dai hơn thì bạn tập một số bài cũng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình. Các bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình gồm:
Tư thế trái núi
Bạn đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hít thở sâu và hóp bụng dưới lại. Tiếp theo, nâng cao lồng ngực, vươn dài các đốt sống lên cao, hai tay vươn lên qua đầu kẹp sát mang tai. Chắp 2 bàn tay lại, khuỷu tay bạn nên thẳng thả lỏng, giữ nguyên tư thế này trong khoảng từ 1-3 phút và bạn nên hít thở thật đều.

Đây là tư thế đơn giản nhưng rất hiệu quả cho việc cải thiện khả năng giữ cân bằng, cải thiện chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình
Tập gập người về phía trước
Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay của bạn thả lỏng xuôi thân mình, hít vào phình bụng và nâng hai tay qua khỏi đầu kéo duỗi các đốt sống lên cao. Thở ra hóp bụng lại vươn dài và gập người về phía trước, cúi người xuống hai tay chạm sàn hoặc bạn ôm lấy phần cổ chân. Thả lỏng phần đỉnh đầu, cổ và vai gáy, giữ nguyên tư thế này trong khoảng từ 1-3 phút và hít thở sâu.
Nếu bạn thấy choáng thì nên đặt 2 tay lên gối và nâng người dậy một cách từ từ, không nâng người đột ngột.
Tư thế cây cầu
Nằm ngửa trên thảm tập, đầu gối gập cong, lòng bàn chân đặt trên sàn. Ngón chân quay thẳng vào hướng trước mặt, đặt thẳng hai bên cánh tay dọc theo hai bên thân, lòng bàn tay úp xuống.
Hít vào nhẹ nhàng, đẩy hông lên cao, phần thân trước của bạn dần dần căng ra theo từng nhịp thở, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5- 10 phút.
Co gối và chạm trán
Nằm ngửa trên sàn, hít vào và co gối nâng 2 chân lên. Thở ra, 2 tay ôm gối và ép vào bụng.
Gối và ngón chân chụm sát nhau, bạn nâng cổ, nâng đầu lên và đặt đầu cằm giữa hai gối. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây, hít thở thật sâu.
Bài tập thở 4 thời có kê mông và giơ chân
Đây là một phép luyện tổng hợp về khí, huyết và thần, điều hòa hai quá trình hưng phấn và ức chế, giúp cân bằng âm dương, tác động vào cơ chế bệnh sinh của huyễn vựng. Bài tập đơn giản, người bệnh có thể tự tập ở nhà. Công thức thở bốn thời có kê mông và giơ chân:
- Thời 1: Hít ngực bụng nở: Hít vào bằng mũi, đều, sâu, tối đa, ngực bụng nở, bụng phình và căng cứng. Thời gian 4 – 6 giây.
- Thời 2: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, đồng thời giơ một chân dao động qua lại, cuối thời hai hạ chân xuống. Thời gian 4 – 6 giây.
- Thời 3: Thở không kềm thúc: Thở ra bằng mũi, tự nhiên thoải mái, không kềm, không thúc. Thời gian 4 – 6 giây.
- Thời 4: Nghỉ nặng ấm thân: Nghỉ, thư giãn, chân tay nặng ấm. Chuẩn bị trở lại thời 1. Thời gian 4 – 6 giây.
Người bệnh nên thực hiện bài tập ngày 2 lần, mỗi lần 20 – 30 hơi thở trước khi nghỉ trưa và tối trước khi đi ngủ. Chống chỉ định cho trường hợp chấn thương lồng ngực, các bệnh cấp tính, viêm khí quản và viêm phổi.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện các bài tập chữa rối loạn tiền đình
- Để có thể mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa và phòng tái phát bệnh bạn cần phải kiên trì, chăm chỉ tập luyện thường xuyên. Việc tập luyện đòi hỏi tập chậm rãi, cẩn thận và tập một cách chính xác trong từng động tác.
- Thời gian tập một chuỗi động tác tối thiểu trong vòng khoảng 30 phút, trong đó bạn nên có phần khởi động và thư giãn sau bài tập. Dưới quãng thời gian 30 phút này việc tập sẽ không có tác dụng nhưng tập dài quá cũng có thể làm cho các cơ nhức mỏi.
- Kết hợp các bài phục hồi chức năng với những bài tập yoga hay tập toàn thân.
- Không nên ăn trước khi tập khoảng 2 giờ.
- Người bị mắc các bệnh lý về tim mạch, xương khớp vẫn có thể tập các bài tập chữa rối loạn tiền định nhưng cần có sự chỉ dẫn phù hợp với sức khỏe.
- Nếu bạn tập yoga thì nên tập trên một tấm thảm hoặc chiếu, không nên tập trực tiếp trên nền đất hay sàn gạch vì có thể cảm lạnh hay mất vệ sinh.
- Nếu việc tập luyện khiến bạn mệt mỏi nên bắt đầu từng chút một và tăng dần để cơ thể có khả năng thích nghi phù hợp.
- Ngoài việc thực hiện các bài tập chữa rối loạn tiền đình, bạn cũng đừng quên thăm khám và kết hợp thêm thuốc nếu cần để tăng hiệu quả điều trị.