Thoái hoá khớp gối là bệnh lý dạng viêm khớp, xảy ra khá phổ biến ở người cao tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của thoái hóa khớp gối thường đến từ quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể, làm sụt giảm số lượng sụn và xương, khiến các đầu xương cọ xát vào nhau, gây ra những cơn đau âm ỉ cho người bệnh.
Hiện nay, thoái hoá khớp gối đang có xu hướng trẻ hoá và xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ tuổi. Theo một thống kê, có khoảng 1/3 người Việt Nam ở độ tuổi 40 đang gặp tình trạng thoái hóa khớp gối. Tuy phổ biến là vậy, không phải ai cũng nhận biết được khi nào cơ thể gặp tình trạng thoái hóa khớp gối, cũng như cách điều trị.
Về cơ bản, thoái hoá khớp gối không thể trị dứt điểm, tuy nhiên bệnh có thể được kiểm soát nếu xác định đúng đắn dấu hiệu và điều trị bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây, TRAULEN sẽ cung cấp thông tin về các giai đoạn, dấu hiệu nhận biết và cách thức điều trị bệnh thoái hoá khớp gối hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!
Tổng quan về thoái hoá khớp gối
Thoái hoá khớp gối là một bệnh lý mãn tính, xảy ra khi lớp sụn khớp bị bào mòn do quá trình lão hoá hoặc chấn thương do tai nạn,… gây ra những cơn đau âm ỉ, sưng, cứng khớp gối, khiến người bệnh khó khăn khi đi lại và sinh hoạt hàng ngày.
Ngày nay, thoái hóa khớp gối không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, những người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh do một số nguyên nhân như:
- Chấn thương do tai nạn, làm việc nặng nhọc, mang vác vật nặng thường xuyên.
- Thói quen ít vận động, thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu.
- Tình trạng béo phì, thừa cân.
- Môi trường sống ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng lão hoá của tổ chức sụn, các mô ở khớp và xung quanh khớp gối
Nhận biết các giai đoạn của thoái hóa khớp gối
Để xác định bệnh thoái hoá khớp gối, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang và chẩn đoán kết quả. Bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn phổ biến sau:
Giai đoạn 1: Thoái hóa khớp gối độ 1
Biểu hiện
Ở giai đoạn 1, bệnh không có dấu hiệu rõ ràng, khe khớp gần như bình thường, không có hiện tượng sưng đỏ. Nguyên nhân là do lớp sụn khớp chỉ bị bào mòn một phần nhỏ, người bệnh sẽ ít cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Cái cơn đau sẽ có dấu hiệu rõ ràng hơn khi người bệnh vận động quá mức ở vùng gối, đứng lên ngồi xuống liên tục.
Cách điều trị
Ở giai đoạn đầu bệnh không có các triệu chứng rõ rệt bên ngoài, bác sĩ sẽ không chỉ định điều trị cụ thể mà chỉ điều trị các triệu chứng kèm theo. Để phòng tránh nguy bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh cần rèn luyện thói quen tập thể dục nhằm thuyên giảm các triệu chứng, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc hợp lý. Đồng thời, người bệnh có thể uống bổ sung các loại thuốc bổ khớp chứa thành phần như chondroitin, glucosamine để làm chậm quá trình thoái hoá khớp.

Thực phẩm chức năng hỗ trợ bổ sung đầy đủ canxi, tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt của xương khớp và giảm các cơn đau thoái hóa khớp gối
Giai đoạn 2: Thoái hóa khớp gối độ 2
Biểu hiện
Đây là giai đoạn thoái hoá khớp gối bắt đầu tiến triển, có hiện tượng hẹp khe khớp nhẹ, gai xương dần hình thành trên kết quả chụp X-quang. Bệnh bắt đầu biểu hiện một số triệu chứng khi người bệnh vận động nhiều như:
- Đau nhức đầu gối khi vận động quá mức hoặc làm việc quá sức.
- Khớp gối gặp tình trạng cứng nếu ít vận động khớp gối trong vài giờ.
- Có hiện tượng cứng khớp khi trời lạnh.
- Cảm thấy đau khi cúi người.
Cách điều trị
Thoái hoá khớp gối giai đoạn 2 được đánh giá là giai đoạn nhẹ, bác sĩ chủ yếu chỉ định theo hướng không dùng thuốc và một số cách ngăn chặn bệnh tiến triển như:
- Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
- Thận trọng trong việc sinh hoạt và làm việc, hạn chế vận động quá mức vùng khớp gối như cúi người, ngồi xổm, nhảy cao,…
- Rèn luyện thể thao đều đặn nhằm giảm bớt áp lực và tăng cường sức mạnh cho các mô cơ quanh khớp gối lên khớp gối.
- Bệnh nhân có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không kê toa như NSAIDs, paracetamol,… để giảm các triệu chứng đau nhức.
- Bệnh nhân có thể dùng thêm một số loại thuốc hoặc chế phẩm tiêm bổ khớp.
Giai đoạn 3: Thoái hóa khớp gối độ 3
Biểu hiện
Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 3, người bệnh sẽ cảm nhận các cơn đau rõ ràng hơn khi cúi người, bị cứng khớp vào buổi sáng hoặc khi ngồi quá lâu. Qua kết quả chụp X-quang, bác sĩ có thể tìm thấy các khe khớp thu hẹp đáng kể mà gai xương cũng phát triển nhiều hơn, dấu hiệu bào mòn, tổn thương rõ rệt.
Một số biểu hiện của tình trạng thoái hóa khớp là:
- Các cơn đau khớp gối xuất hiện thường xuyên khi vận động đầu gối như lúc leo cầu thang, khi ngồi xổm, hoặc đôi khi chỉ đi bộ cũng đau khớp.
- Khớp có thể bị viêm, sưng nóng và đau.
- Khớp thường xuyên bị cứng vào buổi sáng.
- Một số trường hợp có biểu hiện vẹo khớp gối.
Cách điều trị
- Điều trị nội khoa dùng thuốc kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu.
- Dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid để cải thiện cơn đau.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt khoa học, đầy đủ dinh dưỡng.
- Hạn chế vận động nặng quá mức vùng khớp.
- Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân.
- Tập luyện thể thao đều đặn
Giai đoạn 4: Thoái hóa khớp gối độ 4
Biểu hiện
Đây là mức độ thoái hóa nghiêm trọng, lớp sụn gần như bị bào mòn, gai xương hình thành nhiều, kích thước lớn. Người bệnh bị sưng viêm, cứng khớp, có thể nghe tiếng lục cục khi vận động do các đầu xương chạm vào nhau, gây ra những cơn đau dữ dội, đau tăng khi vận động.
Cách điều trị
Đối với tình trạng thoái hóa khớp gối, phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất để giải quyết cơn đau của bệnh nhân. Các loại phẫu thuật phổ biến trong giai đoạn 4 là: Phẫu thuật đục xương chỉnh trục, phẫu thuật thay khớp gối, phẫu thuật nội soi khớp gối.
Thoái hóa khớp gối tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh, sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng nhanh chóng. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ thoái hóa khớp gối bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.