Tổng quan về vẹo cột sống
Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường hoặc xoay phức tạp, gây ra các biến dạng về giải phẫu, tác động nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, bệnh lý của bộ máy hô hấp, tuần hoàn, vận động…
Những đối tượng dễ bị vẹo cột sống gồm:
- Người có sinh hoạt đi, đứng, ngồi, nằm thường xuyên sai tư thế.
- Ăn uống thiếu dinh dưỡng.
- Tiền sử gia đình có người bị vẹo cột sống
Có 2 loại cong vẹo cột sống là cong vẹo cột sống chữ C và cong vẹo cột sống chữ S. Trong đó, vẹo cột sống chữ C ít nguy hiểm hơn vẹo cột sống chữ S. Do vẹo cột sống chữ S gây ảnh hưởng trực tiếp đến cả đường cong ngực và đường cong thắt lưng. Người bệnh vẹo cột sống chữ C sẽ rất nhanh tiến triển thành vẹo cột sống chữ S nếu không được điều trị kịp thời.

Vẹo cột sống là tình trạng độ cong ngang của cột sống vượt quá mức thông thường, thường xuyên xuất hiện trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của xương cột sống
Cong vẹo cột sống gồm 4 dạng:
- Vẹo cột sống bẩm sinh: tình trạng vai nghiêng, vòng eo không đều, nghiêng đầu, hình dáng tổng thể của cơ thể nghiêng về một bên trái hoặc phải.
- Vẹo cột sống thần kinh: dấu hiệu vẹo cột sống dễ nhận thấy là sự thay đổi tư thế.
- Vẹo cột sống dính khớp: thường gặp các triệu chứng đau nhức hoặc cứng khớp ở lưng dưới, ngứa ran chân hoặc đau nhức chân khi đi bộ.
- Vẹo cột sống triệu chứng: triệu chứng không đau nhưng có thể gây khó chịu hoặc đau khi ngồi.
Vẹo cột sống có chữa được không?
Vẹo cột sống có thể được điều trị theo nhiều cách khác nhau. Hầu hết các trường hợp cong vẹo cột sống lành tính ở mức độ nhẹ không gây trở ngại đến chất lượng cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Do đó, phương pháp chữa cong vẹo cột sống thường được áp dụng là vật lý trị liệu và điều trị bảo tồn, không cần phẫu thuật phức tạp, có thể kết hợp tập luyện để đưa cột sống về lại trạng thái ban đầu.
Riêng những trường hợp bệnh nặng, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn những phương pháp điều trị vẹo cột sống phù hợp.
Điều quan trọng là bệnh nhân phải tìm hiểu kỹ các bài tập sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cột sống lâu dài. Trong đó, các bài tập điều trị vẹo xương sống không cần phẫu thuật và không xâm lấn sẽ tốt hơn cho sức khỏe và chức năng cột sống lâu dài.
Bỏ túi 3 bài tập chữa vẹo cột sống không cần phẫu thuật
1. Bài tập plank chữa cong vẹo cột sống
Bài tập plank không chỉ giúp thon gọn cơ bụng mà còn hỗ trợ cân bằng cột sống. Bên cạnh đó, bài tập còn nâng cao độ đàn hồi và liên kết, hỗ trợ hoạt động lưng dưới và lưng trên, hỗ trợ chữa căng cơ lưng.
Cách thực hiện
- Bạn nằm sấp trên sàn, duỗi thẳng cả hai chân.
- Chống khuỷu tay chậm rãi để tạo thành 1 góc 90 độ so với cánh tay.
- Dồn trọng lực vào trong khuỷu tay, nhón cả hai mũi chân để nâng khỏi cơ thể lên trên hẳn mặt sàn.
- Giữ lưng, chân và đầu thẳng rồi siết chặt phần cơ bụng lại và giữ tư thế này trong 30 giây. Khi mới bắt đầu tập luyện, bạn sẽ rất khó để đạt được khoảng thời gian này. Chính vì vậy, bạn nên cố giữ trong thời gian lâu nhất có thể và tăng dần theo thời gian.
- Từ từ thả lỏng cơ thể rồi lặp lại khoảng 3 lần.

Bài tập plank đơn giản nhưng tăng cường cơ cốt lõi – nhóm cơ giúp ổn định cột sống
Lưu ý trong quá trình thực hiện bài tập tránh tình trạng lưng cong có thể gây chấn thương và phản tác dụng làm trầm trọng thêm chứng vẹo cột sống
2. Bài tập nâng chân và cánh tay
Bài tập này tập trung vào mục đích cải thiện cơ lưng dưới, giúp cột sống của người bệnh khỏe hơn.
Cách thực hiện
- Người bệnh nằm sấp, tay và chân giữ thẳng
- Từ từ nâng cánh tay, chân lên khoảng 15 – 20 giây.
- Duy trì thực hiện động tác này từ 10 – 15 lần mỗi ngày.

Bài tập nâng chân và cánh tay giúp củng cố sức mạnh phần lưng dưới, đồng thời, tăng cường lực cho cánh tay và chân, giúp kéo giãn cột sống
Lưu ý khi thực hiện bài tập chữa vẹo cột sống kể trên, bệnh nhân nên để cằm hay trán chạm đất
3. Bài tập nghiêng khung chậu
Bài tập nghiêng khung chậu đem lại nhiều lợi ích đối với bệnh nhân vẹo cột sống.
Cách thực hiện
- Bệnh nhân cần chuẩn bị ở tư thể nằm ngửa
- Bàn chân chạm đất và từ từ gập đầu gối
- Sau đó bắt đầu đẩy phần xương chậu hướng lên trần nhà, bụng hóp lại trong khoảng 10 – 20 giây.
- Động tác này nên được thực hiện ít nhất 10 lần mỗi ngày và khi luyện tập người bệnh nên sử dụng thảm tập.

Bài tập nghiêng khung chậu là phương pháp hiệu quả giúp người bệnh giảm thiểu tối đa các triệu chứng đau lưng và căng cơ lưng dưới do vẹo cột sống
Trên đây là 3 bài tập giúp chữa cong vẹo cột sống mà Traulen muốn giới thiệu đến bạn. Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, bệnh nhân nên duy trì luyện tập đều đặn, tránh tập quá sức và không đúng kỹ thuật. Điều này có thể khiến tình trạng vẹo cột sống trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất người bệnh nên luyện tập dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia vật lý trị liệu.